Chắc hẳn trong thời buổi công nghệ số ngày nay, ai cũng đã từng nghe đến công nghệ Blockchain. Vậy bạn đã biết gì về nó chưa, nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain được biết đến là một công nghệ mã hóa dữ liệu thành các khối (Block) và thực hiện quá trình liên kết các khối đó thành một chuỗi dài.
Các Block thông tin bên trong luôn hoạt động độc lập, theo thời gian hoạt động chúng sẽ dần được mở rộng.
Mọi dữ liệu sử dụng Blockchain đều thuộc quyền quản lý của những người tham gia vào hệ thống, chứ không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Điều này đồng nghĩa với việc, khi một khối thông tin được lưu trên hệ thống Blockchain, chúng sẽ không thể thay đổi, mà chỉ có thể được bổ sung khi nhận được sự chấp thuận của mọi người trong đó.
Nhờ có công nghệ Blockchain mà mọi thông tin lưu trữ luôn đươc đảm bảo an toàn.
Chính vì thế mà hiện nay, công nghệ Blockchain ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực trong đời sống.
Cho đến hiện tại, Blockchain đã ra mắt thị trường với 3 phiên bản:
- Công nghệ Blockchain 1.0: Phiên bản này chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực tiền mã hóa.
- Công nghệ Blockchain 2.0: Được ứng dụng vào quá trình xử lý tài chính và ngân hàng.
- Công nghệ Blockchain 3.0: Nhờ có phiên bản này đã đưa công nghệ này lên tầm cao mới, phục vụ được cho cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nghệ thuật và chính phủ.
- Công nghệ Blockchain 4.0: Là phiên bản mới nhất hiện nay, có hể được ứng dụng vào trí tuệ nhân tạo AI, Vạn vật kết nối IoT hay dữ liệu Big Data...
Đặc điểm của công nghệ Blockchain
- Các dữ liệu hay thông tin lưu trữ trong Blockchain sẽ được phân tán và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Những dữ liệu một khi đã lưu trữ trong Blockchain đều không thể thay đổi hoặc nếu sửa thì vẫn còn dấu vết, đồng nghĩa với việc chúng sẽ được lưu vĩnh viễn.
- Mọi thông tin trong công nghệ Blockchain đều không thể làm giả và con người cũng không có cách để phá hủy các chuỗi Block, trừ khi mạng Internet không còn tồn tại.
- Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi và xem toàn bộ lịch sử của các dữ liệu Blockchain trên địa chỉ đó.
- Hỗ trợ Smart Contract cho phép thực thi các lệnh mà không cần đến bên thứ ba.
Ứng dụng của công nghệ Blockchain
Với sự mạnh mẽ của công nghệ Blockchain, thì hiện nay độ phủ sóng của công nghệ này khá rộng rãi và được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực tiền điện tử, mà nó còn được tích hợp trong nhiều các ngành nghề khác trong đời sống, với các phần mềm hỗ trợ, mang đến nhiều tiện ích trong cuộc sống con người.
- Vào lĩnh vực thương mại điện tử, gồm có
- Warranteer: Hỗ trợ người dùng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, cũng như nhận được dịch vụ hỗ trợ khi có trục trặc liên quan đến sản phẩm đã mua.
- Blockpoint: Tạo ra hệ thống thanh toán và chấp nhận ví điện tử, cùng các chương trình khách hàng thân thiết hay quà tặng.
- Trong thanh toán dịch vụ tài chính - ngân hàng, nổi tiếng với các sản phẩm liên quan đến tiền điện tử như Bitcoin.
- Trong ngành nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, phổ biến với
- Food industry: Giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm có thể bị ô nhiễm ở đâu trong chuỗi cung ứng và truy xuất được nguồn gốc thực của nó.
- VeChain: Hỗ trợ quá trình truy xuất nguồn gốc, giám sát, bảo mật, cũng như kiểm toán ngành dược phẩm trên toàn quốc.
- Origin Trail: Nhờ có ứng dụng này mà người dùng biết rõ được quy trình sản xuất và nguồn gốc của sản phẩm.
- Trong ngành giáo dục, giúp hỗ trợ quản lý các chứng chỉ của sinh viên trên nền tảng MOOC, góp phần xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hõ sơ giáo dục của các dinh viên.
- Trong việc bỏ phiếu bầu cử.
- Trong sở hữu trí tuệ, gaming hay thuế.
- Trong lĩnh vực Logistic.
- Trong y tế chăm sóc sức khỏe con người.
- Trong lĩnh vực bất động sản.
- Trong hệ thống Chính phủ điện tử.
- Trong thành phố thông minh IoT.