Bạn đang băn khoăn không biết có nên học lập trình Java hay không? Vậy hãy cùng đi tìm "nguồn động lực" để học lập trình Java ngay nhé!
Tổng quát về lập trình Java
Java nổi tiếng là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được James Gosling chịu trách nhiệm thực hiện và chính thức ra mắt cộng đồng năm 1995.
Cho đến thời điểm hiện tại, lập trình Java đang được phát triển và là “tài sản” thuộc tập đoàn Sun Microsystems.
Lập trình Java có thể hoạt động được trên hầu hết các nền tảng khác nhau, như Mac, Windows, cùng một số phiên bản khác của UNIX.
Hầu hết các ứng dụng được xây dựng bởi Java đều được mã hóa thành bytecode. Mặc dù sở hữu cú pháp tương tự C/C++, nhưng Java lại chứa ít cơ sở cấp thấp hơn so với hai ngôn ngữ trên.
Với cơ sở mà Java mang đến, nhà phát triển chỉ cần mất thời gian cho một lần viết code, nhưng có thể đem nó chạy ở bất kỳ đâu.
Có nên học lập trình Java hay không?
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân trong việc có nên học lập trình Java hay không, thì hãy tham khảo qua một vài lý do mà Tự Học Lập Trình đưa ra nên chọn học nó nhé!
- Là một ngôn ngữ lập trình miễn phí, nhưng Java lại cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng phong phú.
- Cơ hội việc làm dành cho lập trình Java luôn rộng mở, cùng với đó là mức thu nhập hấp dẫn.
- Cung cấp đa dạng các API function, cùng một số Method đã được triển khai sẵn trong bộ cài đặt SDK, giúp các Dev tiết kiệm kha khá thời gian xây dựng ứng dụng.
- Chương trình của Java có tính ứng dụng cao, có thể xuất hiện được trên mọi thiết bị, nền tảng mà người dùng sử dụng.
- Do bản chất là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, nên việc sử dụng nó cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn có kiến thức về OOPS.
- Được nhiều doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới lựa chọn và ứng dụng vào quá trình xây dựng, phát triển các sản phẩm công nghệ.
- Là loại ngôn ngữ lập trình dễ tìm hiểu, sở hữu cú pháp rõ ràng và đi kèm chú thích nhỏ, giúp việc đọc cũng như học ngôn ngữ lập trình Java trở nên dễ dàng và thuận tiện.
- Hoạt động với câu châm ngôn “viết một lần - chạy mọi nơi”.
- Được hỗ bởi nhiều công cụ mạnh mẽ, nổi bật trong đó là Eclipse và Netbean.
- Có sự hỗ trợ từ tài liệu hướng dẫn Javadocs. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng nhận thấy sự rõ ràng của lập trình Java trong quá trình sử dụng nguồn tài liệu này.
- Luôn có sự đóng góp nhiệt tình từ cộng đồng, khiến Java trở thành ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ đến tận ngày hôm nay.
Ứng dụng của lập trình Java
Với những đặc điểm mà Java sở hữu và hỗ trợ tối ưu cho các công việc của nhà lập trình, thì nó thường được lựa chọn ứng dụng trong các công việc như:
- Xây dựng hệ thống nhúng.
- Smart Card.
- Lập trình App game.
- Hỗ trợ quá trình tạo ra robot.
- Lập trình ứng dụng di động Android.
- Xây dựng và phát triển phần mềm web.
- Ứng dụng trong một vài nghiệp vụ ngân hàng.
Kiến trúc và môi trường làm việc của Java
Java sở hữu một kiến trúc và môi trường làm việc bao gồm 3 thành phần chính:
- Máy ảo Java - JVM: Cung cấp môi trường thời gian chạy hỗ trợ bytecode thực thi, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ như:
- Tải mã.
- Xác minh mã.
- Thực thi mã.
- Tạo môi trường thời gian chạy.
- Môi trường thời gian chạy Java - JRE: Tập hợp các công cụ cho phép phát triển một số ứng dụng, đồng thời cung cấp môi trường thời gian chạy nhằm chạy các chương trình Java một cách hiệu quả hơn.
- Bộ phát triển Java - JDK: Cung cấp môi trường để phát triển và thực thi các chương trình Java, chứa JRE chạy mã Java và một số tài nguyên khác như trình thông dịch - trình tải, trình biên dịch, trình lưu trữ và trình tạo tài liệu.
Nhờ có sự trợ giúp của các thành phần trên, mà việc xây dựng chương trình Java được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.