Việc cho các bé tiếp xúc sớm với lập trình có thật sự hữu ích và đem lại hiệu quả? Cùng theo dõi nội dung bên dưới để có câu trả lời nhé!
Lập trình đã được đánh giá là một trong mười nghề khá hot ở thế kỷ XXI hiện nay, bởi nó thu hút sự quan tâm tìm hiểu của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ trên con đường lập nghiệp.
Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thì đây không còn là nghề dành riêng cho người lớn, mà nó còn được khá nhiều phụ huynh cho con em mình theo học như một bộ môn năng khiếu.
Vậy việc học lập trình sớm mang lại những lợi ích gì mà khiến ngày càng nhiều cho con mình theo học như vậy?
Nếu bạn cũng đang tò mò về những lợi ích từ việc học lập trình sớm mang lại, thì hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới mà Tự Học Lập Trình chia sẻ nhé!
Dễ tiếp thu kiến thức
Việc học lập trình cũng tương tự như học ngoại ngữ, việc tiếp xúc càng sớm với nó sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu và mang lại những hiệu quả nhất định nhanh hơn.
Và đương nhiên, game và các ứng dụng cũng là một trong những công cụ hỗ trợ tối đa cho các bé trong quá trình làm quen và tiếp cận với các loại ngôn ngữ lập trình.
Biết cách diễn đạt ý tưởng theo cách trực quan
Như các bạn đã biết, việc học vẽ sẽ giúp con người chúng ta biết cách diễn đạt những điều mình tưởng tượng thông qua các hình vẽ tốt hơn, và các bé nhỏ cũng vậy.
Cũng tương tự như vậy, khi cho các bé học lập trình với sự hỗ trợ của một số tựa game phù hợp, sẽ giúp việc kể chuyện qua những hình ảnh chuyển động kết hợp với âm thanh đối với trẻ trở nên đơn giản hơn.
Đồng thời, các câu chuyện đó cũng sẽ có diễn biến thời gian và cốt truyện thể hiện được tính logic chặt chẽ, tuân thủ các quy tắc theo hướng hợp lý. Nhờ đó mà các bé có thể tăng dần mức độ phức tạp trong câu chuyện bởi chính khả năng tưởng tượng của mình.
Bằng cách này, các bé sẽ dễ dàng thuật lại được những câu chuyện mà mình bắt gặp hay nhìn thấy thường ngày theo cách trực quan và chân thực nhất đến người thân của mình.
Phát triển khả năng sáng tạo
Để có thể tạo ra những "bước ngoặt" trong cuộc sống, đặc biệt là công việc, thì khả năng sáng tạo được xem là một kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi người.
Và trong lĩnh vực công nghệ cũng vậy, khả năng sáng tạo được xem là một khả năng không thể thiếu, để nhà lập trình có thể tạo ra những ứng dụng mới lạ và mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Thế nên, việc cho trẻ làm quen sớm với những đoạn mã code sẽ hỗ trợ não bộ của các bé phát triển hiệu quả được khả năng sáng tạo cho mình.
Đồng thời, ở lứa tuổi này các bé luôn có những ý tưởng khá độc đáo và hay ho, việc cho trẻ tiếp xúc sớm với lập trình chính là môi trường vô cùng tốt giúp trẻ có được những ý tưởng thực tế hơn mà vẫn mang tính độc - lạ - thú vị.
Biết xử lý lỗi và tìm giải pháp thay thế
Việc xử lý lỗi và biết tìm các giải pháp tương ứng để thay thế cũng được xem như một khả năng mà mỗi bé cần rèn luyện ngay từ bé.
Điều này sẽ vô cùng hữu ích đối với các bé trong cuộc sống sinh hoạt, cũng như công việc sau này của mình.
Bởi cuộc sống đâu phải lúc nào cũng màu hồng, nên bậc phụ huynh phải luôn chuẩn bị sẵn tâm lý sẵn sàng cho trẻ, để các con thêm phần vững vàng trong cuộc sống tự lập trong tương lai.
Và cách rèn luyện việc này hiệu quả nhất chính là cho các con tiếp xúc sớm với lập trình.
Trong quá trình học, các bé sẽ thường xuyên gặp phải việc xảy ra lỗi về sản phẩm hay bất kỳ thứ gì do mình tạo ra, nhiệm vụ của các em là phải biết cách xử lý chúng, hoặc tìm những phương pháp phù hợp để khắc phục những lỗi đó.
Đặc biệt, thầy (cô) giảng dạy phải làm sao để các bé có thể giải quyết những vấn đề đó trong trạng thái thoải mái và luôn sẵn sàng đón nhận những thứ sẽ xảy đến, đồng thời coi nó như một điều hiển nhiên phải có trong cuộc sống của mình.
Rèn luyện tính kiên nhẫn, cùng khả năng tập trung
Ở độ tuổi này, các bé vẫn còn rất ham chơi và rất khó để tập trung vào một công việc nhất định.
Nếu việc này kéo dài và không được rèn luyện, thì điều này không tốt cho công việc và cuộc sống sau này của các bé một chút nào.
Nhưng với sự hỗ trợ của việc học lập trình, việc rèn luyện sự kiên nhẫn, cũng như khả năng tập trung ở các bé sẽ trở nên đơn giản và dễ nhận thấy hiệu quả rất nhiều.
Bởi trong quá trình theo học, các bé bắt buộc phải thực hiện theo từng bước dưới sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên, nếu lỡ lơ là thì sẽ khó thực hiện đúng và dễ bị phạt.
Hơn nữa, để hoàn thành sản phẩm hay những công việc được giao, các bé bắt buộc phải tìm tòi và nghiên cứu, cũng từ đây những thói quen tốt dần được hình thành.