Muốn theo đuổi nghề lập trình, trước tiên bạn cần tìm hiểu về các vị trí của nó, một trong những công việc mà bạn cần biết là Frontend, Backend và Full Stack.
Tìm hiểu về Fronend
Frontend là một lĩnh vực bao gồm những công việc liên quan đến quá trình thiết kế giao diện (cách trình bày và sắp xếp bố cục hay font chữ hiển thị), đây là phần sẽ ảnh hướng trực tiếp đến trải nghiệm dùng.
Những người đảm nhiệm vị trí Frontend thường sẽ sử dụng chủ yếu các ngôn ngữ như:
- HTML: Là cấu trúc quan trọng, "góp mặt" trong hầu hết các sản phẩm website đang hoạt động trên thị trường hiện nay.
- CSS: Hỗ trợ hiển thị hình ảnh trên dữ liệu HTML.
- JavaScript: Là "chiếc cầu nối" giúp các thành phần cấu trúc trong website có thể tương tác trực tiếp với nhau.
Để có thể trở thành một lập trình viên trong mảng Frontend, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm sau:
- Kiến thức liên quan đến Ajax và thiết kế giao diện ứng dụng công nghệ Responsive.
- Có kiến thức và kinh nghiệm về UI/UX.
- Biết cách sử dụng một số thư viện và framework nổi tiếng, như Bootstrap, EmberJS, React JS, jQuery.
- Có kỹ năng và kiến thức chuyên môn về HTML/CSS và JavaScript.
- Có sự sáng tạo tốt, cùng tính thẩm mỹ cao nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất khi truy cập vào website.
- Có khả năng tối ưu và cải thiện hiệu quả hoạt động của website.
Tìm hiểu về Backend
Backend dùng để ám chỉ những người đảm nhiệm các công việc ở phía Server.
Đa phần, công việc của một lập trình Backend thường sẽ liên quan đến cơ sở dữ liệu, kịch bản và phần kiến trúc trong các trang web.
Nhờ có lập trình viên Backend, mà các tác vụ về quản trị website, hoạt động dữ liệu phía Server luôn diễn ra mượt mà, hỗ trợ cho việc hiển thị thông tin ở Frontend có thể thực thi đúng quy trình.
Nhằm hỗ trợ tốt cho các công việc liên quan đến Backend, lập trình viên cần có những kỹ năng cơ bản sau:
- Có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình Ruby, PHP, Python và một số các công cụ hỗ trợ như SQL, MySQL và Oracle phục vụ cho quá trình tìm kiếm, thay đổi hay lưu trữ các dữ liệu. Đồng thời, hỗ trợ tốt hơn cho những công việc phía Frontend.
- Biết cách sử dụng kết hợp cùng các Framework liên quan như Spring, ASP.NET, Rails... để gia tăng hiệu quả cho mọi công việc.
- Có kiến thức về một số hệ quản trị nội dung phổ biến như WordPress, Joomla...
- Có kiến thức tổng quát về website, đặc biệt là cách viết web Server, cách đăng nhập và phân quyền cho các User.
Tìm hiểu về Full Stack
Full Stack là những lập trình viên có thể đảm nhận vai trò cho cả phần Frontend lẫn Backend, bao gồm những việc liên quan đến database, Server, bảo mật và cả hệ thống.
Nhiều vẫn luôn cho rẳng, để làm việc ở vị trí Full Stack bạn phải là một người cực giỏi. Nhưng thực tế thì không phải vậy, họ chỉ là người hiểu rõ về các công nghệ cần thiết và biết cách ứng dụng chúng vào từng dự án mà mình thực hiện.
Muốn trở thành một lập trình viên Full Stack chính hiệu, đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng chuyên môn như:
- Có kiến thức ở mọi cấp độ về cách hoạt động web, như:
- Cài đặt và cấu hình các máy chủ Linux.
- Viết các API server-side.
- Điều chỉnh mã JavaScript phía Client-side của bất kỳ ứng dụng nào mà mình phụ trách.
- Biết cách điều chỉnh CSS, sao cho chúng có thể hiện thị bắt mắt và sinh động nhất.
- Nhạy bén trong việc xác định trách nhiệm thuộc về phía Client-side hay Server-side.
- Có kỹ năng quản lý dự án và thiết kế cơ bản.
- Biết cách ứng dụng các ngôn ngữ cả phần Backend lẫn Frontend.
- Biết cách cài đặt các tính năng liên quan đến bảo mật hay tương thích với mọi thiết bị.
- Có khả năng phân tích dữ liệu và cải thiện chất lượng hoạt động của phần mềm.
- Luôn tự học hỏi và trau dồi các kiến thức mới về công nghệ để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.
Phân biệt giữa Frontend, Backend và Full Stack?
Frontend | Backend | Full Stack | |
Ngôn ngữ sử dụng | HTML/CSS, Angular, React, Vue.js. | Ruby, PHP, Python, Java. | Hầu hết các ngôn ngữ và các Framework trong lập trình. |
Nhiệm vụ | Tối ưu tính năng và hình ảnh cho website. | Thực hiện việc quản lý hệ thống. | Chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình triển khai dự án. |
Tính chất công việc | Các công việc ở phía Server. | Mọi công việc liên quan đến phần giao diện. | Thực hiện mọi công việc ở phần giao diện và Server. |