Full Stack Developer là người làm việc trên cả back-end, front-end..., có tư duy phân tích CSDL và ứng biến linh hoạt HTML, CSS để tối ưu hiển thị app, website
Full Stack Developer là gì?
Full Stack Developer là người có thể làm việc trên cả back-end, front-end, database, hệ thống...
Họ là những người vừa có khả năng tư duy logic để phân tích cơ sở dữ liệu, vừa ứng biến linh hoạt, điều khiển HTML và CSS để tối ưu hiển thị đa nền tảng website, ứng dụng di động.
Full Stack đề cập đến những công nghệ cần thiết cho một dự án như phát triển ứng dụng, web...
Bản thân các Full Stack Developer chưa chắc là người giỏi tuyệt đối về tất cả mọi công nghệ, tuy nhiên họ hiểu rõ bản chất từng loại công nghệ cần thiết, phù hợp với dự án hay project mà họ đang tham gia vào.
Những Full Stack Developer luôn học hỏi và tiếp thu rất nhanh, sẵn sàng tìm hiểu thêm một ngôn ngữ hoặc loại công nghệ mới cần thiết cho công việc của họ.
Cụm từ Full Stack bắt đầu trở nên phổ biến hơn từ lúc Facebook thông báo họ chỉ tuyển Full Stack Developer trong sự kiện mã nguồn mở OSCON năm 2012.
Full Stack Developer cần những kỹ năng gì?
Full Stack Developer chỉ những người am hiểu, có kiến thức về các loại công nghệ và biết vận dụng chúng vào các dự án trong thực tế.
Để làm được điều đó, bạn cần có cho mình các kỹ năng cứng sau đây:
- Ngôn ngữ lập trình: Cần nắm thật chắc về cấu trúc, thiết kế, cách triển khai của một số ngôn ngữ lập trình mà nơi bạn làm việc sử dụng như PHP, C#, Python, Ruby…
- Các framework, thư viện: Bên cạnh cấu trúc, bạn cần vững về cả các framework được viết bởi ngôn ngữ đó như Laravel của PHP, NodeJs của JavaScript...
- Các công cụ, công nghệ thiết kế: Vững các ngôn ngữ front-end như HTML, CSS, JavaScript, JQuery... hoặc công nghệ User Experience (UX) là điều quan trọng không thể thiếu của một fullstack.
- Cơ sở dữ liệu và caching: Phải nắm tối thiểu một trong các hệ thống cơ sở dữ liệu như Oracle, MySQL, SQL Server, MongoDB... và các kỹ thuật caching như Redis, varnish, memcached…
- Kỹ năng thiết kế cơ bản: Dù không cần chuyên sâu nhưng hiểu các nguyên lý thiết kế và kỹ thuật của UX, UI... sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm việc.
- Server: Cần có kiến thức về các hệ điều hành như Linux, Windows… hay những web server như Apache, nginx...
- Git: Cần có kiến thức về Git để quản lý code một cách tốt nhất.
- API: Kiến thức về API (REST & SOAP), Web service cực kỳ quan trọng so với một Full Stack Developer.
- Các kỹ thuật khác: Các kỹ năng viết unit test, xây dựng automation testing, hiểu về bảo mật, kiến thức về giải thuật, cấu trúc dữ liệu... cũng là một phần trong công việc của Full Stack Developer.
Bên cạnh các kỹ năng cứng trên, những kỹ năng mềm cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với một Full Stack Developer.
Nếu muốn trở thành một Full Stack Developer, bạn cần trau dồi thêm cho mình cách suy nghĩ vượt khuôn khổ bản thân, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, phân tích tình huống, tính kỷ luật...
Lợi ích khi trở thành Full Stack Developer
Khi trở thành Full Stack Developer, bạn sẽ có những lợi ích vượt trội xứng đáng với năng lực và trí tuệ của bạn
- Có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển con đường sự nghiệp
- Nhiều cơ hội việc làm hơn đến với các Full Stack Developer do có skill set rộng
- Lương cao hơn so với các vị trí khác
- Có khả năng học hỏi và áp dụng được nhiều kiến thức, công nghệ vào các project
- Tiếp cận với nguồn kiến thức mới nhanh hơn, có tư duy học tập tốt hơn
- Dễ thăng tiến hơn do có cái nhìn tổng quan về hệ thống, toàn bộ quy trình code