Phân biệt Backend và Frontend

Phân biệt Backend và Frontend
Backend và Frontend là hai vị trí phổ biến trong ngành lập trình, giữa chúng có nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn có mối liên hệ gắn kết nhau trong công việc.

Tìm hiểu về Backend

Backend là phần giúp website luôn hoạt động ổn định và mượt mà, đồng thời hỗ trợ quá trình lưu trữ mọi dữ liệu thông tin sử dụng trong trang.

Trong một website, Backend thường chứa các thành phần cơ bản như một máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.

Những người thực hiện công việc ở vị trí này được gọi là Backend Developer. Nhiệm vụ chính của họ sẽ là xây dựng và duy trì hoạt động của những thành phần trên, giúp cho phần giao diện người dùng của trang web luôn tồn tại.

Nói dễ hiểu, Backend Developer sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định về cách thức vận hành của một website. 

Để trở thành một lập trình viên Backend, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết sau:

  • Có kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình thông dụng như PHP, Python, ASP.NET...
  • Trang bị kiến thức về cơ sở dữ liệu, phổ biến như MySQL, SQL hay NoSQL.
  • Kiến thức về API, kèm theo kiến thức sâu rộng về APU nhằm hỗ trợ tốt hơn trong việc kết nối và truyền dữ liệu. 
  • Có kiến thức liên quan đến Server.
  • Các kiến thức về thuật toán.
  • Hiểu về cách hoạt động của cấu trúc dữ liệu.
  • Kỹ năng quản lý môi trường lưu trữ với cơ sở dữ liệu.
  • Kiến thức về các ứng dụng mở rộng quy mô để xử lý.
  • Kiến thức trong việc kiểm soát Git và GitHub. 

Phân biệt Backend và Frontend

Tìm hiểu về Frontend

Frontend là phần giao diện người dùng, bao gồm các yếu tố về font chữ, màu sắc, danh mục sản phẩm, menu, thanh trượt... trong mỗi website.

Tại Frontend người dùng có thể dễ dàng thực hiện được các hoạt động tương tác trong quá trình truy cập website.

Điều này có thể thực hiện được là nhờ có sự hỗ trợ của bộ ba ngôn ngữ HTML / CSS và JavaScript.

Những người thực hiện công việc này thường được gọi là Frontend Developer. Họ là người sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển Client Side, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất trong sản phẩm website khi truy cập.

Để có thể trở thành một Frontend Developer chính hiệu, bạn cần trang bị cho mình những điều cơ bản như:

  • Có kiến thức và biết cách sử dụng về HTML/CSS.
  • Kỹ năng làm việc cùng JavaScript và jQuery.
  • Kỹ năng CSS Preprocessing.
  • Kỹ năng quản lý Git và Version.
  • Biết cách thiết kế Responsive.
  • Khả năng Testing và Debugging.
  • Kỹ năng Cross-Browser Development.
  • Khả năng giải quyết vấn đề.
  • Có thể làm việc cùng các Framework JavaScript phổ biến như AngularJS, Ember hay ReactJS, nhằm phục vụ tốt nhất trong việc xây dựng structure có sẵn cho code Javascript.

Phân biệt Backend và Frontend

Phân biệt Backend và Frontend

BackendFrontend
Về khái niệmChịu trách nhiệm xây dựng mọi logic phức tạp, giúp trang web luôn hoạt động ổn định.Thiết kế giao diện người dùng, giúp người dùng có thể tương tác trực tiếp với trang web hay ứng dụng một cách dễ dàng nhất.
Ngôn ngữ sử dụng
  • PHP.
  • Python.
  • Ruby.
  • Java.
  • HTML.
  • CSS.
  • JavaScript.
Framework hỗ trợ

Bắt buộc phải thành thạo cách sử dụng một số Framework thông dụng như:

  • Laravel.
  • CodeIgniter.
  • Symfony.
  • Zend.
  • CakePHP.

Thành thạo các Framework như:

  • Bootstrap.
  • AngularJS.
  • Foundation.
  • EmberJS.
  • Backbone.
Về thu nhậpTùy theo vị trí công việc mà bạn có thể đạt được mức thu nhập dao động từ 14,8 triệu - 23,2 triệu/tháng.Thông thường sẽ rơi vào khoảng 12,6 triệu - 21,6 triệu/tháng.
Phạm vị hoạt độngHoạt động chủ yếu ở phần cơ sở dữ liệu bên trong, hiển thị các thông tin từ máy chủ, phục vụ cho việc lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin chính xác và nhanh chóng với từng lệnh yêu cầu.Hiển thị thông tin ra bên ngoài giao diện (bao gồm tính thẩm mỹ, bố cục dễ sử dụng và tính trực quan) và hỗ trợ việc tương tác với người dùng.
Kỹ năng cần có
  • Khả năng phân tích.
  • Tư duy logic.
  • Thực hiện công việc theo hệ thống.
  • Sự sáng tạo.
  • Có khiếu thẩm mỹ.
  • Cập nhật nhanh chóng và kịp thời những xu hướng thiết kế mới.
Tính chất công việcĐảm bảo mọi công việc quản trị web, dữ liệu từ phía máy chủ được diễn ra trơn tru.Tập trung vào phát triển giao diện, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời trong quá trình truy cập website. 
Nhiệm vụ chínhChịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ thống.Thực hiện tối ưu hóa hình ảnh và tính năng cho website.