Bạn mong muốn làm việc trong mảng backend, nhưng lại chưa biết nên chuẩn bị những kiến thức gì? Vậy thì đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới nhé!
Lập trình backend
Lập trình backend là quá trình tạo ra các phần mềm, dịch vụ phía sau các ứng dụng web và di động. Nó tập trung chủ yếu vào việc phát triển các chức năng, cùng những tính năng trong phần mềm để hỗ trợ hoạt động của ứng dụng.
Các lập trình viên backend thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, PHP và C# để hỗ trợ cho quá trình xây dựng các hệ thống động và cơ sở dữ liệu, phục vụ việc lưu trữ thông tin được sử dụng bởi ứng dụng.
Các lập trình viên backend cũng giữ vai trò trong việc quản lý và bảo mật dữ liệu của ứng dụng, đảm bảo cho ứng dụng có thể xử lý cùng lúc một lượng truy cập lớn và đáp ứng hiệu quả mọi yêu cầu khác từ người dùng.
Trong các ứng dụng web, phần backend thường được xem là một phần quan trọng và khá phức tạp trong ứng dụng. Bởi nó chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng động của trang web, cũng như xử lý các yêu cầu của khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu để đảm bảo tính an toàn cùng độ tin cậy của thông tin.
Học lập trình backend cần những kỹ năng gì?
Để học lập trình backend, đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về các nguyên tắc cơ bản của lập trình, kèm theo một số kỹ năng kỹ thuật hỗ trợ khác.
Và những kỹ năng chính bạn cần phải trang bị khi học lập trình backend bao gồm:
Ngôn ngữ lập trình
Bạn cần có kiến thức về ít nhất một ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để phát triển backend, phổ biến như Python, Java, Ruby, PHP hay Node.js.
Mỗi ngôn ngữ có cú pháp, cấu trúc dữ liệu và mô hình riêng, vì vậy bạn sẽ cần chọn một ngôn ngữ phù hợp với sở thích, cũng như mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Framework phát triển web
Bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về các Framework phát triển web, bởi chúng sẽ giúp bạn xây dựng các ứng dụng backend dễ dàng hơn.
Một số framework phổ biến thường được lựa chọn để phát triển backend bao gồm Django (Python), Ruby on Rails (Ruby), Spring (Java), Laravel (PHP) và Express (Node.js)…
Cơ sở dữ liệu
Phần lớn, lập trình backend thường liên quan đến việc tương tác với các cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
Chính vì vậy, bạn sẽ cần học cách sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) như MySQL, PostgreSQL, hoặc Oracle hay các cơ sở dữ liệu NoSQL như MongoDB hay Cassandra.
API
Lập trình backend cũng liên quan đến việc tạo API (Giao diện lập trình ứng dụng), có thể được các nhà phát triển khác sử dụng để truy cập dữ liệu, hoặc chức năng trong ứng dụng của bạn.
Cũng vì lẻ đó, bạn sẽ cần học cách thiết kế và triển khai API RESTful tuân thủ các phương pháp hay nhất trong ngành.
Quản trị server
Để triển khai ứng dụng backend của mình, bạn sẽ cần học cách thiết lập và quản lý máy chủ.
Điều này liên quan đến việc định cấu hình web server như Apache hay Nginx, quản lý máy chủ cơ sở dữ liệu và định cấu hình các biện pháp bảo mật như tường lửa và chứng chỉ SSL.
Kiểm soát phiên bản
Ngoài ra, bạn cũng cần học cách sử dụng hệ thống kiểm soát phiên bản như Git để thuận tiện hơn trong việc theo dõi các thay đổi đối trong mã của mình. Cũng như dễ dàng cộng tác với các nhà phát triển khác để nâng cao chất lượng mã.
Ngoài những kỹ năng trên, thì việc học lập trình backend cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa các kỹ năng kỹ thuật và khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, có tinh thần tự cao cao, luôn sẵn sàng học hỏi liên tục, thích ứng nhanh chóng với những công nghệ mới và các phương pháp hay nhất để tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng của mọi khách hàng trên thị trường.
Vai trò của lập trình backend
Lập trình backend đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng các ứng dụng web và di động.
Các lập trình viên backend chịu trách nhiệm chính trong quá trình xây dựng phần mềm và dịch vụ đằng sau mỗi ứng dụng, cung cấp các tính năng và chức năng hỗ trợ các hoạt động của ứng dụng.
Với những điều đó, thì một số vai trò của lập trình backend có thể kể đến như:
- Thiết kế và phát triển hệ thống: Lập trình viên backend đóng vai trò "chủ chốt" trong việc thiết kế và phát triển các hệ thống động hỗ trợ hoạt động của ứng dụng, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và các thành phần hệ thống khác.
- Quản lý và bảo mật dữ liệu: Lập trình viên backend cần đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của khách hàng, thông qua việc quản lý các cơ sở dữ liệu và bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công, cũng như rủi ro bảo mật.
- Xử lý yêu cầu của khách hàng: Phần backend trong một ứng dụng web hay di động đòi hỏi phải có khả năng xử lý các yêu cầu từ khách hàng, đồng thời cung cấp các dịch vụ và thông tin cần thiết cho khách hàng. Chính vì thế, lập trình backend hoạt động nhằm đảm bảo cho quá trình trên.
- Tối ưu hóa hiệu suất: Lập trình viên backend cũng phải chịu trách nhiệm tối ưu hóa hiệu suất của phần mềm và dịch vụ, nhằm đáp ứng các yêu cầu về tốc độ và khả năng mở rộng cho ứng dụng.
- Cập nhật và bảo trì: Lập trình viên backend cần thường xuyên cập nhật và bảo trì phần mềm, dịch vụ đằng sau cho các ứng dụng để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy cho ứng dụng.