Nếu là một lập trình viên đang hoạt động trong mảng lập trình Mobile, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hay biết rõ về Flutter.
Flutter là gì?
Flutter được biết đến là một nền tảng Framework mã nguồn mở, do Google phát triển và chịu trách nhiệm.
Ngôn ngữ này chính thức được "trình làng" vào tháng 5/2017, hoạt động dựa trên ngôn ngữ lập trình Dart.
Mục đích chính của các nhà sáng tạo khi phát triển ra Flutter là nhằm tối ưu thời gian xây dựng và phát triển giao diện chương trình, giúp nó có thể hoạt động tốt trên cả iOS lẫn Android.
Trong Flutter bao gồm hai phần chính, đó là Software Development Kit - SDK và UI Library based on widgets.
Cho đến thời điểm hiện tại, Flutter đã nâng cấp hoạt động với những phiên bản sau:
- Flutter Official Release 1.0 được phát hành vào tháng 12/2018 tại sự kiện Flutter Live.
- Flutter phiên bản 2.0 được phát hành vào tháng 03/2021.
- Flutter phiên bản 2.8 vừa mới được phát hành tháng 12/2021, đặc biệt ở version này nó sẽ được sử dụng chung cùng Dart 2.15.
Khi làm việc với Flutter, người dùng sẽ nhận được khá nhiều lợi ích hỗ trợ. Cũng chính bởi lý do đó, hiện nay Flutter cũng đã "góp mặt" trong nhiều website nổi tiếng trên thế giới, tiêu biểu trong đó có eBay, BMW hay Sendo và FPT.
Những lý do nên lựa chọn Flutter
- Flutter nổi tiếng là một Framework React, sở hữu cấu trúc đơn giản và dễ ứng dụng tương tự như ngôn ngữ Dart.
- Hỗ trợ hầu hết các công việc phát triển ứng dụng của lập trình Mobile có thể thực hiện nhanh chóng.
- Có tính năng Hot Reload hữu ích, giúp lập trình viên dễ dàng xây dựng giao diện, đồng thời hỗ trợ nhanh chóng cho việc khắc phục sự cố khi hoạt động.
- Dễ dàng giải quyết các khó khăn trong việc thiết kế giao diện người dùng với sự trợ giúp của layout, platform, cùng đa dạng các widget.
- Nhờ có sự hỗ trợ của API, cùng SDK Native, nên khi website hoàn thiện sẽ mang đến cho người dùng trải nghiệm sống động.
- Cho phép tái sử dụng lại các mã Java, Swift hay Objective-C, hỗ trợ các tính năng nổi bật khác và cả SDK Native trên hai hệ điều hành iOS và Android.
- Các chương trình được tạo ra với Flutter đều có thể vận hành mượt mà trên các nền tảng hệ điều hành.
Ưu và nhược điểm của Flutter
Ưu điểm của Flutter
- Hỗ trợ thời gian phát triển chương trình nhanh chóng.
- Khả năng tùy chỉnh và kết xuất dễ dàng.
- Có cộng đồng hỗ trợ lớn, trải dài trên khắp cả nước, đồng thời nó còn có tài liệu hướng dẫn sử dụng khá chi tiết.
- Quá trình code diễn ra thuận lợi, hạn chế được các bugs có thể xảy ra.
- Cung cấp sẵn các Widget và Attribute, người dùng chỉ việc lấy ra sử dụng hoặc có thể biến tấu thêm theo nhu cầu sử dụng.
- Nếu đã nắm vững các kiến thức về React Native, thì việc sử dụng Flutter sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nhược điểm của Flutter
- Đa phần các ứng dụng được tạo ra bởi Flutter có kích thước khá lớn.
- Bắt buộc người dùng phải có kiến thức về Native.
- Việc nâng cấp chương trình lên các phiên bản mới trong Flutter, thường hay xuất hiện các lỗi không mong muốn.
- Mất nhiều thời gian để làm quen và học các phương pháp quản lý State trong mỗi dự án mới.