Giới thiệu lập trình ứng dụng đa nền tảng

Giới thiệu lập trình ứng dụng đa nền tảng
Lập trình ứng dụng đa nền tảng ngày càng trở nên phổ biến, nhờ vào tính ứng dụng cao và linh hoạt, cùng tiết kiệm tối đa nguồn chi phí khi triển khai.

Lập trình ứng dụng đa nền tảng là gì?

Lập trình ứng dụng đa nền tảng là quá trình xây dựng và phát triển nên một chương trình, phần mềm hay ứng dụng có khả năng vận hành ổn định trên các nền tảng hệ điều hành hay máy tính.

Các ứng dụng này bắt buộc phải phục vụ được trên các nền tảng phổ biến hiện nay, bao gồm cả IOS, Android lẫn Window Phone.

Mặc dù, một hệ điều hành có thể vận hành được trên đa dạng các loại kiến trúc máy tính, nhưng việc này không đồng nghĩa với việc khi một ứng dụng được viết cho hệ điều hành nhất định có thể chạy trên mọi kiến trúc máy tính đó. 

Trong lập trình ứng dụng đa nền tảng, ứng dụng thường được chia thành hai dạng phổ biến, là:

  • Ứng dụng được thiết kế hoặc biên dịch từng phiên bản cho các nền tảng nó hỗ trợ.
  • Ứng dụng có thể chạy trực tiếp trên mọi nền tảng mà không cần sự hỗ trợ của các chương trình đặc biệt khác.

Giới thiệu lập trình ứng dụng đa nền tảng

Lợi thế và hạn chế khi lập trình ứng dụng đa nền tảng

Lợi thế khi lập trình ứng dụng đa nền tảng

  • Nhà lập trình chỉ mất thời gian viết code một lần, nhưng dễ dàng tái sử dụng lại chúng trong nhiều lần sau.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian thực hiện so với khi thiết kế các ứng dụng Native, bởi chỉ mất thời gian viết code một lần.
  • Cùng một ứng dụng nhưng lại tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng độ bao phủ thị trường của mình hơn.
  • Quá trình phát triển ứng dụng đa nền tảng được thực hiện nhanh chóng hơn, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoạt động liên mạch cho ứng dụng trên các nền tảng và thiết bị.
  • Tạo ra sự nhất quán cho các thành phần UI cho ứng dụng, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời và tương đồng nhau khi sử dụng trên các nền tảng thiết bị khác nhau.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu có xảy ra các sự cố cũng sẽ nhanh chóng được khắc phục.
  • Cho phép các nhà phát triển truy cập vào một số Plugin hữu ích, khi cần thực hiện các thay đổi.
  • Dễ dàng sử dụng các công nghệ lập trình tiên tiến, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như tăng độ mượt mà cho ứng dụng.
  • Thuận tiện hơn trong quá trình duy trì và triển khai đồng bộ hóa chương trình.

Hạn chế khi lập trình ứng dụng đa nền tảng

  • Vẫn gặp một số khó khắn về khả năng hoạt động linh hoạt.
  • Gặp khó khăn trong quá trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng, bởi những yếu tố sau:
    • Tùy chọn lưu trữ.
    • Xử lý yêu cầu từ các bên liên quan.
    • Giao diện người dùng giữa các nền tảng còn sở hữu những điểm khác nhau.
    • Còn phải sử dụng các ngôn ngữ khác nhau cho mỗi nền tảng.
    • Tích hợp ứng dụng với thiết lập cục bộ giữa các nền tảng.

Giới thiệu lập trình ứng dụng đa nền tảng

Ngôn ngữ lập trình ứng dụng đa nền tảng

Để hỗ trợ tốt nhất cho việc lập trình ứng dụng đa nền tảng, các nhà lập trình thường nhờ đến sự hỗ trợ của các loại ngôn ngữ sau:

  • Ngôn ngữ lập trình C#: Thuộc dạng lập trình hướng đối tượng cho phép người dùng xây dựng các giải pháp hoàn chỉnh và hỗ trợ tối ưu trong việc lập trình ứng dụng đa nền tảng.
  • Ngôn ngữ lập trình JavaScript và TypeScript: Mang lại sự thuận tiện cho các nhà lập trình khi cần sự hỗ trợ của một số Framework như NativeScript, Ionic, Cordova và React Native.
  • Ngôn ngữ lập trình Kotlin: Tạo ra với mục đích cải thiện những hạn chế còn tồn tại trong Java, như gọn gàng hơn, đơn giản hơn, biên dịch nhanh hơn và kéo theo sự kết hợp của lập trình hướng đối tượng và lập trình chức năng.
  • Ngôn ngữ lập trình Swift: Được chính Apple phát triển, phục vụ tốt nhất cho việc tiếp cận hiện đại về hiệu suất, an toàn cũng nhưu các mẫu thiết kế phần mềm.
  • Ngôn ngữ lập trình Dart: Với sự hỗ trợ của Framework Flutter, chắc chắn đây sẽ là một ngôn ngữ tuyệt khi sử dụng xây dựng các ứng dụng vận hành trên Android, MacOS, iOS, Linux, Windows và web.

Giới thiệu lập trình ứng dụng đa nền tảng