Ngôn ngữ lập trình Cobol

Ngôn ngữ lập trình Cobol
Cobol là một ngôn ngữ lập trình lâu đời, tuy nhiên độ phủ sóng của nó trong giới lập trình khá ít. Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu về ngôn ngữ này nhé!

Ngôn ngữ lập trình Cobol là gì?

Cobol là một ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ ba, đồng thời vẫn được sử dụng mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu (thập niên 1960). Sở dĩ có cái tên này vì viết tắt của cụm từ "Common Business-Oriented Language". Nó được sinh ra với mục đích chính là hướng đến thương mại, tài chính, cũng như dành cho hệ quản lý của các công ty và chính phủ.

Ngôn ngữ lập trình Cobol đã ra đời dựa trên nghiên cứu của một trong những nữ lập trình viên thế hệ đầu, bà Grace Hopper (1906-1992). Dựa theo ý tưởng các phần mềm được viết bởi câu lệnh thay vì sử dụng hàm hoặc chữ số. 

Mặc dù trải qua nhiều biến động lớn trong ngành, cũng như các làn sóng ra đời mạnh mẽ của rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình mang vô số ưu điểm vượt trội, bên cạnh đó là khắc phục được rất nhiều lỗi mà ngôn ngữ cũ gặp phải. Nhưng cuối cùng thì Cobol vẫn luôn khẳng định được chỗ đứng của mình như độ phủ sóng lớn và được Developer tin dùng.

Ngôn ngữ lập trình Cobol

Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Cobol

Có thể nói rằng , ngôn ngữ lập trình Cobol vẫn vô cùng thông dụng, nhờ vào ưu điểm riêng mà chưa chắc gì những ngôn ngữ lập trình đời mới có thể làm được. 

  • Dễ học, thao tác chỉnh sửa dễ dàng: Đây là một điểm cộng lớn, vì nhờ vào tính năng này mà người sử dụng, điển hình là doanh nghiệp có thể thoải mái chỉnh sửa, thêm vào những chương trình có sẵn.
  • Khả năng xử lý tập tin: Đây là ưu điểm nổi trội riêng mà không có ở bất kỳ ngôn ngữ khác, Cobol sở hữu tính năng xử lý lượng data lớn, nhất là cách xử lý hàng loạt.
  • Phạm vi ứng dụng: Trên thế giới ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều hệ thống quy mô lớn vẫn sử dụng ngôn ngữ lập trình này, từ thương mại cho đến xã hội.

Trong thư viện ngôn ngữ lập trình trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại thì chưa xuất hiện một công cụ hoàn hảo, chỉ tồn tại mỗi ưu điểm mà không có những khuyết điểm. Cobol cũng không có ngoại lệ, tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng nó cũng có một số thách thức như :

  • Source code lớn vì vậy khi maintain và chỉnh sửa đọc code sẽ tiêu hao thời gian và công sức khá nhiều.
  • Người dùng ít quan tâm và cũng quên dần việc phát triển, cũng như cải tiến nó.

Ngôn ngữ lập trình Cobol

Cấu trúc của ngôn ngữ lập trình Cobol

Những chương trình của ngôn ngữ lập trình Cobol đều sở hữu cấu trúc cụ thể và thống nhất riêng. Mỗi thành phần sẽ bao gồm một hệ hay nhiều thành phần con khác nhau cùng hoạt động như:

  • Division: Là phân vùng chính có khối mã lệnh, tồn tại dưới một hay nhiều vùng. Cấu trúc chi tiết của của một chương trình sẽ gồm 4 vùng phân biệt như Identification Division, Environment Division, Data Division và Procedure Division.
  • Section: Một vùng trong chương trình của ngôn ngữ lập trình Cobol được xem là khối mã lệnh, nhưng sẽ nhỏ hơn phân vùng. Section bao gồm một hay nhiều đoạn khác nhau.
  • Paragraph: Là đoạn lệnh của chương trình chính, thường có một hay nhiều đoạn lệnh khác nhau.
  • Sentence, Statement: Các câu lệnh, câu phát biểu sẽ bao gồm nhiều mệnh đề khác nhau và có kết thúc là dấu chấm.

Nhờ vào những ưu thế nổi bật và cấu trúc đặc biệt, khoảng 300 tỷ câu lệnh cũng như  80% chương trình được viết bằng ngôn ngữ  Cobol cũng như trở thành mối quan tâm của các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu.

Ngôn ngữ lập trình Cobol