Có nên học lập trình game hay không?

Có nên học lập trình game hay không?
Nếu bạn cũng đang có ý định theo học lập trình game, nhưng vẫn còn băn khoăn không biết có nên hay không? Vậy thì cũng đi tìm lời giải qua bài viết này nhé!

Lập trình game là gì?

Hiểu đơn giản, lập trình game là quá trình xây dựng, thiết kế và phát triển các ứng dụng trò chơi nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng trên thị trường.

Nhà lập trình game sẽ chịu trách nhiệm lên ý tưởng và phát triển chúng, quản lý dự án cũng như xây dựng kịch bản trò chơi cùng những màn chơi sẽ diễn ra.

Bên cạnh đó, họ cũng cần đảm bảo mọi khía cạnh của lập trình phù hợp với thông số kỹ thuật của nhà thiết kế trò chơi điện tử, đồng thời thực hiện kiểm tra và khắc phục sự cố chức năng trong trò chơi mà họ xây dựng.

Đây là một công việc có sức thu hút khá lớn, bởi lập trình viên khi thực hiện có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, mang lại sự mới mẻ và thú vị cho trò chơi.

Có nên học lập trình game hay không?

Có nên học lập trình game hay không?

Trong lập trình, thì lập trình game được xem là một công việc khá hot trên thị trường, thu hút các bạn trẻ lựa chọn theo học.

Nhưng rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác là "Có" hay "Không" đối với câu hỏi "Có nên học lập trình game hay không?", bởi mỗi cá nhân sẽ có khả năng và niềm đam mê khác nhau kihi xác định công việc tương lai cho mình.

  • Có sở thích chơi game.
  • Có niềm đam mê với những công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao, mà vẫn đảm bảo tính logic.
  • Am hiểu về mảng công nghệ.

Đây là 3 đặc điểm mà mọi nhà lập trình game đều sở hữu trong mình. Nếu bạn cũng là người có những đặc điểm trên, thì việc lựa chọn theo học lập trình game được xem là một giải pháp tuyệt vời!

Đương nhiên, không đơn giản mà lập trình game lại có sức hút đối với nhiều người trong thời buổi hiện nay, nó được nhiều người lựa chọn theo học bởi những lý do sau:

  • Nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng cao, đồng thời trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Thế nên, nhu cầu tuyển dụng đối với vị trí này cũng không ngừng tăng theo.
  • Mức thu nhập dành cho vị trí lập trình game cũng tương đối cao, với mức lương khởi điểm của lập trình game, thiết kế game dao động từ 10 đến 15 triệu/tháng.
  • Người thực hiện có thể thỏa sức sáng tạo trong quá trình xây dựng và phát triển trò chơi.
  • Lập trình game cũng có thể sử dụng phần lớn các ngôn ngữ lập trình phổ biến trên thị trường, như C/C#/C++, Python, Java…

Có nên học lập trình game hay không?

Làm thế nào để trở thành lập trình game?

Để sớm trở thành một lập trình viên game thực thụ, đòi hỏi bạn phải là người có những tố chất như:

  • Am hiểu về các trò chơi, cũng như cách vận hành của chúng.
  • Có thể đưa ra được những ý tưởng sáng tạo logic, mới mẻ và tuyệt vời.
  • Kiến thức nền tảng vững vàng đối với toán học và vật lý.
  • Làm việc thành thạo cùng các công cụ thiết kế đồ họa.
  • Có kiến thức về một trong những ngôn ngữ sau:
    • Objective-C: Khi có nhu cầu tạo ra các trò chơi vận hành trên iOS.
    • Java: Hỗ trợ cho quá trình xây dựng các trò chơi Mobile trên Android.
    • C#: Phát triển game chạy hệ điều hành Windows.
    • JavaScript: Dành cho các game vận hành trên website.
    • C/C++: Với hai ngôn ngữ này bạn dễ dàng tạo ra các game hoạt động trên mọi nền tảng thiết bị.

Có nên học lập trình game hay không?

Ứng dụng của việc học lập trình game

Khi đã rèn luyện cho mình những tố chất cần thiết, kèm theo những kiến thức chuyên môn liên quan đến lập trình game, bạn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Game Developer: Khi đảm nhận vị trí này, bạn phải thực hiện các công việc viết code, khiến trò chơi không chỉ hoạt động được mà còn có thể vận hành được trên nhiều nền tảng.
  • Game Designer: Đây là những người xây dựng nên cốt truyện, câu thoại, màn chơi, cũng như các thử thách diễn ra trong game. Muốn đảm nhận công việc ở vị trí này, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng code hay Art, để làm cầu nối gắn kết giữa Arttist với Programer.
  • Game Artist: Chịu trách nhiệm thiết kế hình ảnh nhân vật, vật thể và môi trường trong game. Thế nê, đòi hỏi người đảm nhận vị trí này phải có gu thẩm mỹ tinh tế và nắm bắt nhanh chóng các xu hướng mỹ thuật mới nhất. Vị trí này được chia thành 2 mảng là đồ họa 2D và đồ họa 3D.
  • Game Tester: Là người có trách nhiệm phát hiện ra những lỗi còn tồn tại trong game và báo cáo cho nhà lập trình để họ khắc phục. Với những người đảm nhận vị trí này sẽ không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn, mà chỉ cần là người có tính tỉ mỉ và kiên nhẫn tốt.

Có nên học lập trình game hay không?