Bạn đam mê game, nhưng chưa biết chúng được tạo ra chủ yếu từ những ngôn ngữ nào. Hãy cùng tìm hiểu điều này với Tự Học Lập Trình nhé!
Bạn đang muốn trở thành một lập trình viên hoạt động trong mảng game, nhưng chưa biết nên lựa chọn ngôn ngữ nào để theo học cho phù hợp. Vậy thì hãy tham khảo một số ngôn ngữ mà Tự Học Lập Trình đề cập đến trong bài viết bên dưới nhé!
Ngôn ngữ Python
Không chỉ là một ngôn ngữ được ưa chuộng trong lập trình web, Python còn là cái tên sáng giá trong quá trình xây dựng và phát triển các tựa game mang tính tương tác cao, vận hành trên các loại máy PC.
Python hoạt động chủ yếu với mã nguồn mở, hỗ trợ đầy đủ các tính năng lập trình đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, nó còn sở hữu cấu trúc cú pháp lệnh rõ ràng, dễ thao tác và độ linh hoạt khá cao.
Nhờ đó, Python trở thành một sự ưu tiên dành cho những ai mới bắt đầu "bước vào" thế giới lập trình game.
Snake Pass, Disney's Toontown phiên bản Online, Mario hay Tom Clancy's Politika đều là những tựa game khá nổi tiếng có sự "góp mặt" của Python.
Ngôn ngữ Java
Java một ngôn ngữ khá nổi tiếng trong việc tạo ra các tựa game có thể vận hành mượt mà trên mọi nền tảng.
Khi làm việc với Java, bạn chỉ cần thời gian tạo ra một đoạn code và có thể tái sử dụng nó trên mọi nền tảng khác nhau, từ Linux, Windows cho đến Mac OS.
Không chỉ được ứng dụng trong lập trình game, Java còn được ứng dụng trong nhiều mảng khác, như thiết kế phần mềm desktop, phần mềm điều khiển, thiết kế web, các chương trình chạy trên Android và trong cả thiết kế App di động.
Chính vì thế, Java hiện đang là một cái tên có độ "phủ sóng" khá rộng trong giới lập trình trong và ngoài nước.
Các tựa game đã được phát triển dựa trên Java tính đến nay có thể nói là một con số khá lớn, trong đó có Star Wars Galaxies và Runescape.
Ngôn ngữ C++
Là ngôn ngữ thường được các lập trình viên lựa chọn để tối ưu cho quá trình lập trình game.
C++ được phát triển và kế thừa những ưu điểm nổi bật từ ngôn ngữ C, kèm theo nhiều chức năng đặc biệt khác.
Đây là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, trong quá trình làm việc với C++ bạn sẽ được làm quen với những kiến thức cơ bản về lập trình hướng đối tượng.
Đặc biệt, khi sử dụng C++ để lập trình game, các lập trình viên sẽ được cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn về các thông số hay khả năng quản lý bộ nhớ... Nhờ đó, cải thiện hiệu suất cho game, cũng như những trải nghiệm người chơi tốt hơn.
C++ "góp mặt" trong hầu hết các bảng điều khiển lớn, cùng một số tựa game vận hành chủ yếu trên Windows, bao gồm Cocos2dx, Panda 3D, Godot Engine, Unreal Engine...
Ngôn ngữ JavaScript
Tương tự như Python, JavaScript cũng là một cái tên có thể hoạt động linh hoạt trong mảng lập trình web và lập trình game.
Với những ai đang xây dựng các trò chơi hoạt động chủ yếu trên Windows, thì JavaScript chắc chắn sẽ làm một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn đấy!
JavaScript đóng vai trò như một ngôn ngữ kịch bản, hỗ trợ chủ yếu trong Unity giúp các lập trình viên tạo ra các đoạn mã có thể xác định hành vi liên quan đến các giao diện đồ họa.
Một điều cần chú ý khi tích hợp JavaScript trong Unity, là các nhà phát triển nên tập làm quen với API JavaScript hỗ trợ riêng cho môi trường này và ngôn ngữ cấu trúc của JS.
Nhưng trò chơi nổi tiếng có sự đóng góp của JavaScript mà chúng ta thường hay sử dụng, đó là Angry Bird, 2048, Bejeweled và một số tựa game khác.
Ngôn ngữ Lua
Tuy Lua không phải là ngôn ngữ có độ phổ biến cao, nhưng nó lại có sự ứng dụng khá thành công trong mảng lập trình game.
Lua được biết đến là một ngôn ngữ kịch bản nhẹ, hoạt động đa nền tảng và không ngừng được nâng cấp lên những phiên bản tốt hơn.
Có thể nói, Lua là một ngôn ngữ "sinh ra" là dành cho lập trình game. Bởi nó sở hữu cú pháp, cấu trúc khá đơn giản, tốc độ xử lý lại vô cùng nhanh gọn và đặc biệt là một chuẩn mực mà các ngôn ngữ kịch bản khác mong muốn hướng tới.
Không những thế, khi làm việc với Lua các lập trình viên còn được cung cấp hệ thống API đơn giản, kèm theo các tài nguyên Documented cực chất lượng.
Đặc biệt, thư viện của Lua còn có thể tích hợp trong các ứng dụng được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác, từ C++, Java hay thậm chỉ là Ruby và Perl.
Lua "góp mặt" trong sự phát triển của các tựa game như Dark Souls, Star Wars: Battlefront, Dota 2...