Vòng đời của bug

Tìm hiểu về vòng đời của bug trong phát triển phần mềm là gì, quy trình này sẽ giúp phát triển quản lý và giải quyết lỗi một cách có hệ thống.
Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, bug là một thuật ngữ quen thuộc để chỉ những lỗi hoặc sự cố xảy ra trong chương trình. Việc hiểu rõ vòng đời của bug không chỉ giúp cải thiện chất lượng phần mềm mà còn nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ phát triển.
Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về vòng đời của bug cũng như các giai đoạn cơ bản trong quy trình này.
Vòng đời của bug là gì?
Vòng đời của bug (hay vòng đời của lỗi) là chuỗi các giai đoạn mà một lỗi trong phần mềm trải qua từ khi được phát hiện cho đến khi được khắc phục hoàn toàn và kiểm tra lại. Đây là một quá trình quan trọng trong kiểm thử phần mềm, giúp đảm bảo chất lượng và độ ổn định của sản phẩm cuối cùng.
Mục tiêu của vòng đời bug là để dễ dàng phối hợp và truyền đạt trạng thái hiện tại của lỗi và từ đó giúp quá trình khắc phục lỗi hiệu quả hơn.
Các giai đoạn chính trong vòng đời của bug
- New (Mới): Lỗi được phát hiện và báo cáo lần đầu tiên. Tester sẽ mô tả chi tiết lỗi, cung cấp các bước tái tạo và kèm theo các bằng chứng như ảnh chụp màn hình, video...
- Assigned (Được giao): Lỗi được phân công cho một nhà phát triển cụ thể để xử lý. Nhà phát triển sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi và đưa ra kế hoạch sửa chữa.
- Open (Mở): Nhà phát triển bắt đầu quá trình sửa lỗi.
- Fixed (Đã sửa): Nhà phát triển đã hoàn thành việc sửa lỗi và đánh dấu lỗi là đã được khắc phục.
- Verified (Đã xác minh): Tester sẽ kiểm tra lại phần mềm để đảm bảo lỗi đã được sửa hoàn toàn và không gây ra các vấn đề khác.
- Closed (Đóng): Nếu lỗi đã được xác minh là đã được sửa chữa, nó sẽ được đóng lại.
- Reopened (Mở lại): Trong một số trường hợp, lỗi có thể được mở lại nếu nó xuất hiện trở lại sau khi đã được sửa chữa hoặc nếu có thêm thông tin mới về lỗi.
Giải thích chi tiết các trạng thái của bug
Các trạng thái của bug trong vòng đời phát triển phần mềm là những giai đoạn mà mỗi lỗi trải qua từ khi được phát hiện cho đến khi được xử lý và đóng lại. Dưới đây là giải thích chi tiết về các trạng thái thường gặp của bug:
- New: Đây là trạng thái ban đầu của bug khi nó được phát hiện lần đầu tiên và chưa được kiểm tra hay phân loại. Bug ở trạng thái này có thể được báo cáo bởi tester, người dùng cuối, hoặc các thành viên trong nhóm phát triển.
- Assigned: Bug đã được phân công cho một lập trình viên hoặc nhóm phát triển cụ thể để xử lý. Lúc này, lập trình viên phân tích mã nguồn để xác định nguyên nhân gây lỗi.
- In Progress: Trạng thái này cho biết bug đang được nhà phát triển sửa chữa. Lập trình viên đã bắt tay vào việc chỉnh sửa mã nguồn để khắc phục lỗi.
- Fixed: Bug được đánh dấu là "đã sửa" khi nhà phát triển hoàn tất việc sửa lỗi trong mã nguồn và thay đổi đã được hoàn thành. Lỗi không còn tái diễn trong phần mềm sau khi sửa.
- Retesting: Sau khi bug đã được sửa, bug sẽ chuyển sang trạng thái "Retesting". Lúc này, tester sẽ kiểm tra lại phần mềm để xác nhận rằng bug đã thực sự được sửa và không còn tồn tại trong hệ thống.
- Reopened: Nếu trong quá trình kiểm thử lại, bug vẫn tồn tại hoặc lỗi chưa được sửa hoàn toàn, bug sẽ chuyển về trạng thái "Reopened". Điều này có nghĩa là lỗi chưa được xử lý đúng cách và cần tiếp tục sửa chữa.
- Verified: Bug chuyển sang trạng thái "Verified" khi tester xác nhận rằng lỗi đã được sửa hoàn toàn và phần mềm hoạt động bình thường như mong đợi. Tester có thể kiểm tra rằng bản sửa lỗi đã giải quyết được vấn đề mà không gây ra lỗi mới.
- Closed: Bug sẽ được đóng khi nó đã được sửa chữa, kiểm tra và xác nhận rằng lỗi không còn tồn tại. Khi bug ở trạng thái này, mọi vấn đề liên quan đã được giải quyết và không cần phải xử lý thêm.
- Not a bug: Đôi khi, một vấn đề được báo cáo không phải là bug mà chỉ là một sự hiểu nhầm về cách thức hoạt động của phần mềm hoặc tính năng không được triển khai đúng như mong đợi. Trạng thái này được sử dụng để chỉ những trường hợp như vậy.
- Duplicate: Nếu một bug đã được báo cáo nhiều lần và các báo cáo này chỉ là sự lặp lại của nhau, trạng thái "Duplicate" sẽ được sử dụng. Bug sẽ được gộp lại thành một báo cáo duy nhất để tránh trùng lặp công việc.
Tại sao vòng đời của bug quan lại trọng?
Vòng đời của bug giúp đảm bảo rằng các lỗi được xử lý có hệ thống và hiệu quả. Nó cũng giúp đội ngũ phát triển phần mềm:
- Quản lý các lỗi phát sinh trong quá trình phát triển.
- Đảm bảo rằng phần mềm cuối cùng có chất lượng cao và ít lỗi.
- Tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm.
Quản lý vòng đời bug một cách tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất và sự hài lòng của người dùng.
Có thể bạn sẽ thấy nhiều mô hình bug với nhiều vòng đời khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng bài này cũng đã chia sẻ cho bạn tổng quan về vòng đời của bug. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn!