RESTful API là gì?

RESTful API là gì?
RESTful API được dùng như một tiêu chuẩn để thiết kế nên các API, phục vụ cho quá trình xây dựng các ứng dụng web.

RESTful API là gì?

RESTful API hay gọi tắt là REST API, đây là tập hợp các tiêu chuẩn thường được ứng dụng vào quá trình xây dựng và thiết kế API cho Web Services, giúp cho việc quản lý các Resource diễn ra dễ dàng.

Vào những năm 2000 REST - viết tắt của cụm từ REpresentational State Transfer (ứng dụng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu) đã được phát triển bởi Roy Fielding và xuất hiện trong bài luận tiến sĩ của ông.

RESTful API tập trung chủ yếu vào tài nguyên hệ thống như tệp văn bản, âm thanh, video, hình ảnh hay các dữ liệu động… và cả các trạng thái tài nguyên được định dạng và truyền đi thông qua HTTP.

Hiểu đơn giản, RESTful API chỉ là một phương thức góp phần tạo nên API, cùng nguyên lý tổ chức nhất định, chứ không phải là một loại công nghệ.

Trong RESTful API bao gồm hai thành phần chính, đó là:

  • REST - REpresentational State Transfer: Một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, là kiểu kiến trúc thường dùng để tạo nên API. Nhờ đó, quá trình giao tiếp giữa API và mày được thực hiện thông qua HTTP.
  • API - Application Programming Interface: Bộ quy tắc và cơ chế hoạt động trong một thành phần hay một ứng dụng khiến nó có thể tương tác được với một thành phần hay ứng dụng khác.

RESTful API là gì?

RESTful API hoạt động như thế nào?

Trong quá trình làm việc, RESTful API sẽ chia một giao dịch thành các Module nhỏ, với mỗi Module sẽ chịu trách nhiệm cho một giao dịch nhất định.

Mặc dù quá trình này góp phần tăng tính linh hoạt, nhưng trong một số tình huống nó lại gây khó khăn cho nhà lập trình khi muốn xây dựng RESTful API lại từ đầu.

Thông thường, một RESTful API sẽ sử dụng các câu lệnh để lấy tài nguyên, trạng thái của tài nguyên ở bất kỳ Timestamp nào được cho là một biểu diễn của tài nguyên đó.

Qua đó, hoạt động của RESTful API sẽ dựa trên phương thức HTTP, cụ thể như sau:

  • GET: Trả về một Recourse hay danh sách Recourse.
  • POST: Tạo ra một Recourse mới.
  • PUT: Cập nhật thông tin cho Recourse.
  • DELETE: Xoá Recourse.

Ở thời điểm hiện đại, đa phần các lập trình viên có xu hướng lựa chọn dùng JSON làm format chính thức, nhưng vẫn có một số lại chọn XML.

Trong thực tế, bạn có thể chọn bất kỳ loại nago mình muốn, miễn nó đáp ứng tối ưu cho công việc và dễ dàng ứng dụng.

RESTful API là gì?

Lợi ích của RESTful API

Nhờ có sự hỗ trợ của RESTful API nên trong quá trình ứng dụng mang lại được những lợi ích như:

  • Cho phép các trang web có khả năng kết nối đến mọi dữ liệu của họ với các ứng dụng bên ngoài khác.
  • Trong quá trình ứng dụng dữ liệu có thể được trả về với nhiều định dạng khác nhau, phổ biến như HTML, XML, JSON…
  • REST chú trọng nhiều đến tài nguyên trong hệ thống.
  • Với RESTful API, code của bạn sẽ trở nên gọn gàng và dễ dàng hơn.
  • Quản lý tải cao nhờ HTTP Proxy Server và Cache.
  • Người dùng có thể dễ dàng sử dụng các lệnh gọi thủ tục HTTP tiêu chuẩn để truy xuất dữ liệu và Request.
  • RESTful API có thể hoạt động mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ công nghệ nào bạn đang dùng, giúp cho việc xây dựng ứng dụng Client và máy chủ bởi nhiều ngôn ngữ không làm ảnh hướng đến thiết kế API.

RESTful API là gì?

Hạn chế của RESTful API

Song song những lợi thế mà RESTful API mang lại, thì nó cũng tồn tại một số những hạn chế nhất định:

  • Điểm cuối cần có sự nhất quán.
  • Người dùng cần xác định nhanh các mã lỗi và thông báo mới có thể khắc phục hiệu quả.
  • Cần thực hiện testing API để đảm bảo rằng API hoạt động ổn định.
  • Nên lưu ý nhiều đến vấn đề bảo mật các thông tin và sử dụng các biện pháp phòng tránh như dùng HTTPS, chặn địa chỉ IP, tên miền không an toàn, yêu cầu đăng nhập cũng như ghi nhật ký lỗi lại.
  • Với từng phiên bản API URL cần được tạo file riêng và lưu trữ cẩn thận, phòng trường hợp hệ thống không hỗ trợ phiên bản cũ gây ra những lỗi không đáng có.

RESTful API là gì?

API cần có yếu tố nào để được coi là RESTful?

Để được coi là một RESTful, thì API cần hội tụ cho mình các yếu tố:

  • Là một kiến trúc client-server tạo bởi các Client, Server, tài nguyên và có Request được quản lý thông qua HTTP.
  • Dữ liệu luôn được Cache, hỗ trợ Streamline giao tiếp giữa client và server.
  • Các tài nguyên phải được tạo thông qua một URL độc nhất và sử dụng những phương thức cơ bản trong giao thức mạng (nếu có), để thao tác với Resource.
  • Hoạt động không trạng thái, điều này có nghĩa là phải để trạng thái xử lý ở Client, thay vì ở Server.
  • Có thể tạo bộ nhớ đệm với các tài nguyên hữu ích.
  • REST có thể hỗ trợ tạo ra một Server được phân thành nhiều lớp.
  • Đa phần, Server sẽ phản hồi lại thông qua XML hay JSON, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, Server có thể gửi trực tiếp mã đến Client.

RESTful API là gì?