Viết code là công việc chính của hầu hết mọi lập trình viên. Việc đảm bảo chúng luôn "sạch" sẽ giúp cho dự án gây được nhiều sự chú ý và thành công hơn.
Để giữ code luôn "sạch sẽ" trong suốt quá trình tạo ra một ứng dụng bất kỳ là điều không hề dễ dàng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tự Học Lập Trình để "bỏ túi" cho mình vài nghệ thuật độc đáo nhé!
Các hàm và lớp cần được viết gọn gàng, thực hiện một công việc duy nhất
Sẽ thật ngán ngẫm và khó chịu nếu phải ngồi đọc, chỉnh sửa, duyệt, thao tác với một hàm có độ dài hàng trăm dòng code!
Chính vì vậy, để hạn chế phiền toái đến cho người kiểm tra, bạn chỉ nên tạo ra những dòng code ngắn gọn và cố gắng tối giản chúng hết mức có thể.
Một hàm được cho là có độ dài hợp lý thường chỉ chứa tối đa 20 dòng code.
Theo quy chuẩn, bạn nên chia nhỏ các hàm ra và gán cho chúng thực hiện một công việc nhất định.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đặt tên hàm sao cho có thể gợi rõ được nhiệm vụ cụ thể của chúng, nhằm thuận tiện trong việc phân biệt.
Xóa bỏ những đoạn code không thật sự cần thiết
Việc giữ lại những đoạn code dư thừa là một thói quen xấu, mà hầu hết mọi lập trình viên đều mắc phải ít nhất một lần trong suốt khoảng thời gian làm nghề của mình.
Thông thường, khi muốn sửa chữa và tối ưu chương trình, dù đã thực hiện thay thế mới, nhưng ngay cả lúc đã hoàn thành rồi thì các lập trình viên vẫn còn giữ lại đoạn code cũ dư thừa đó.
Càng về lâu, những comment đó không còn được bạn sử dụng đến nữa, chúng sẽ khiến cho file nguồn trở nên "hỗn độn" và khó sắp xếp.
Chính vì vậy, đối với những đoạn code thừa, chúng ta nên "dọn dẹp" sạch sẽ để các chương trình trông chuyên nghiệp hơn.
Tránh rút gọn các mã code quá mức
Vài lập trình viên thường có thói quen dồn tất cả mọi thứ vào duy nhất một dòng code, nhằm khiến nó tối ưu hết mức có thể.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể mang lại sự khó hiểu cho người đọc khi thực hiện kiểm tra và gây bất tiện cho công việc chỉnh sửa sau này.
Chính vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành clever code, đặt mình vào vị trí những người sử dụng tiếp theo để có thể tối ưu chúng theo một cách thông minh nhất nhé!
Thực hiện comment hợp lý
Khi "bước chân" vào nghề, các lập trình viên thường nhận được lời khuyên là phải biết cách sắp xếp comment sao cho hợp lý thì mới có thể tạo ra một chương trình hoàn hảo.
Đa số các "newbie" thường khá lạm dụng tính năng comment, họ mô tả bất chấp mà không cần biết điều đó có thực sự cần thiết hay không.
Hãy nhớ là comment chỉ có nhiệm vụ giải thích cho việc tại sao đoạn code lại được đặt tại vị trí đó mà thôi!
Comment chỉ làm sáng tỏ lý do nó được tạo ra. Nếu đoạn code của bạn thực sự sạch, chúng sẽ tự có khả năng "biểu hiện" rõ ràng cho người xem về công việc mà nó đang đảm nhận là gì.
Code refactoring - Cải tiến mã nguồn
Code refactoring là các hoạt động chỉnh sửa làm cho mã nguồn trở nên dễ hiểu và có khoa học hơn. Đồng thời, điều này còn khiến kiến trúc trông phù hợp nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến hành vi của hệ thống về mặt chức năng.
Code refactoring sẽ khiến cho các đoạn mã của bạn trở nên sạch sẽ hơn, theo một cách thức rất đặc biệt của riêng nó.
Sử dụng chính bộ não của mình
Thay vì sao chép từ Google hay một nguồn thông tin nào khác, hãy thử tạo ra một đoạn mã code chất lượng bằng chính bộ não của mình!
Việc sao chép chỉ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc một cách tạm thời. Điều này cũng hoàn toàn không làm nâng cao trình độ code của bạn.
Chỉ sao chép khi thật sự cần thiết, nhưng quan trọng là phải luôn hiểu rõ những gì mà mình copy.