Theo quan niệm xưa, đại học được xem là chìa khóa dẫn đến thành công ngắn nhất. Thế nhưng đối với cuộc sống ngày hôm nay thì sao? Đặc biệt là lập trình viên.
Thực trạng ngành lập trình viên ngày nay
Hiện tại công nghệ thông tin đang là một ngành "hot", được đông đảo số lượng bạn trẻ quan tâm và chọn làm định hướng phát triển tương lai. Nhưng để được đào tạo môi trường thực sự tốt, chuyên sâu như ở các trường đại học lớn mạnh về công nghệ thông tin nói riêng không phải ai cũng đủ năng lực vượt qua kì thi THPT quốc gia vào những trường đại học "top" đầu. Chính vì thế, nếu chọn vào học ở một môi trường bình thường thì buộc sinh viên đó cần phải nỗ lực gấp rất nhiều lần so với các sinh viên khác thì mới có thể có được lượng kiến thức vững cũng như những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này.
Hàng năm có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường cầm bằng kỹ sư công nghệ thông tin trên tay, nhưng số lượng lập trình viên không thể theo ngành thực sự rất ít. Cho nên khi đang ngồi trên ghế nhà trường sinh viên cần phải tìm hiểu được các tiêu chí, yêu cầu cơ bản của một lập trình viên để lấy đó làm mục tiêu để cố gắng học tập.
Ngoài những sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin thì cũng có rất rất nhiều người từ đầu không học theo ngành nhưng khi đi làm thì họ lại chọn để trở thành một lập trình viên.
Bằng đại học có là thước đo năng lực của lập trình viên không?
Trong thị trường tuyển dụng hiện nay, bằng cấp đã không còn là thước đo đúng đắn nhất về năng lực cũng như đạo đức của một người. Trong các tiêu chí đánh giá của một nhà tuyển dụng, nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải tất cả. Đặc biệt là "chiếc cân" đong đo năng lực này đã không còn chuẩn xác, bởi vì bằng cấp ngày nay đều có thể mua bằng tiền.
- Điểm thứ nhất: Trong môi trường giáo dục đã không hoàn toàn dựa vào lượng kiến thức người học tiếp thu, mà tại đây, sự can thiệp của bàn tay con người đều sẽ có những kẽ hở ví dụ như mua điểm, mua đề... Nên chất lượng của bằng cấp không được đề cao.
- Điểm thứ hai: Năng lực của một người được đánh giá dựa trên cả kỹ năng mềm lẫn kiến thức. Có rất nhiều nhiều sinh viên sở hữu kết quả học tập tốt, đạt điểm cao, nhưng ra trường thì không thể hoàn thành công việc. Dù sao thì trường đại học cũng chỉ chú trọng trên "giấy kiểm tra", còn làm việc thì phải kết hợp giữ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu chỉ giỏi lý thuyết mà không biết linh động xử lý, cũng chưa thể mang lại hiệu suất tốt nhất. Vì trong thực tế, môi trường nào cũng xuất hiện rất nhiều biến động chứ không đơn giản là "màu hồng". Vậy nên, khi mang trên mình cái mác cử nhân, kỹ sư công nghệ thông tin nhưng không có sự bổ trợ của các kỹ năng, kinh nghiệm... thì mọi thứ cũng chỉ bắt đầu tại số 0.
Lập trình viên có cần bằng đại học?
Phần lớn xã hội hiện nay chỉ công nhận kết quả, chứ không quan tâm đến quá trình thực hiện. Vậy nên, nếu hoàn thành tốt công việc thì thành quả sẽ được công nhận, còn lại sẽ bị bài trừ. Thước đo năng lực từ bằng đại học từ lâu đã không còn là tiêu chuẩn đánh giá lập trình viên của những nhà tuyển dụng thông minh. Thị trường công nghệ luôn cần người làm được việc, chứ không cần bằng đại học, bởi vì nó chỉ còn là một danh xưng.
Bước vào môi trường làm việc nghiêm túc công việc được chia như nhau ai có khả năng thì được trọng dụng chứ không phải ai có bằng đại học . Chúng ta không thể phủ định không có bằng cấp là không có kiến thức cơ bản về nó, nhưng không thể khẳng định không có bằng cấp là không có chuyên môn cũng như không có khả năng làm việc đó.
Anh Nguyễn Đức Tính, đại diện Công Ty Cổ Phần SOC cũng khẳng định: "Doanh nghiệp không quan trọng bằng cấp nhưng cần nhất là năng lực".
Đặc biệt tại các doanh nghiệp nước ngoài, lập trình viên không hoàn toàn cần có bằng đại học. Nếu thật sự có năng lực, đạt năng suất cao thì sẽ được công nhận chứ không phải cứ phải lập trình viên có bằng đại học mới có thể có việc làm. Nó chỉ còn là một lợi thế cạnh tranh, giúp cho "profile" của bạn đẹp hơn, cũng như nếu có bằng đại học chứng tỏ lập trình viên được đào tạo bài bản, sẽ đi chuyên sâu vào công việc một cách dễ dàng hơn những người không có căn bản.
Theo quan điểm riêng của Tự Học Lập Trình, Developer không có bằng đại học nhưng theo nghề thì cần xác định đam mê và khả năng của bản thân mình.