Lập trình nhúng cần học những gì?

Lập trình nhúng cần học những gì?
Bạn đang ấp ủ mơ ước trở thành một lập trình nhúng, nhưng chưa biết nên học những kiến thức bổ trợ nào. Vậy thì hãy tham khảo những thông tin bên dưới nhé!

Như thế nào là lập trình nhúng?

Lập trình nhúng là một thuật ngữ dùng để ám chỉ một hệ thống sở hữu khả năng tự trình, chúng thường được nhúng trực tiếp vào một môi trường hoặc hệ thống lớn bất kỳ.

Hệ thống này thường chứa cả phần cứng và phần mềm.

Lập trình nhúng thường được ứng dụng vào việc giải các bài toán phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp, truyền tin và tự động hóa.

Mỗi hệ thống lập trình nhúng sẽ được thiết kế riêng biệt và đảm nhận một chức năng nhất định nào đó trong công việc.

Trong lập trình nhúng, thường bao gồm các thành phần cơ bản sau:

  • MCU: Bộ xử lý tính toán trung tâm.
  • RAM: Dùng lưu chương trình thực thi, cùng các biến tạm.
  • ROM: Lưu trữ chương trình và dữ liệu đã được sửa chữa hay các dữ liệu Constant. Hiện nay, EEPROM HAY FLASH đang dần được dùng để thay thế cho ROM, nhờ khả năng làm việc tối ưu hơn.
  • Thêm vào đó là các ngoại vi ADC và DAC, cùng các khối giao tiếp UART và I2C.

Lập trình nhúng cần học những gì?

Lập trình nhúng cần học những gì?

Về phần kiến thức nền tảng

  • Nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngôn ngữ C.
  • Có kiến thức tiếng Anh căn bản trong ngành kỹ thuật, đặc biệt có thể đọc hiểu được datasheet.
  • Nắm quy trình vận hành của hệ điều hành thời gian thực.
  • Hiểu về quá trình hoạt động của hệ thống lưu trữ, phổ biến như NOR, NAND, DRAM, SRAM...
  • Am hiểu cấu trúc hệ điều hành và máy tính, quan trọng là trong Linux.
  • Biết sử dụng phương thức giao tiếp cơ bản và nâng cao, điển hình như UART, JTAG, I2C HAY SATA, USB, MOST.
  • Các kiến thức về logic, vi điều khiển, vi xử lý và cả ADC, TIMER, INTERRUPT.
  • Hiểu về cấu trúc dữ liệu và cách giải các thuật toán.

Về phần kiến thức chuyên môn 

Bao gồm hai mảng chủ yếu, là:

  • Embedded software
    • Lập trình ứng dụng sử dụng chủ yếu ngôn ngữ C++ và Java.
    • Lập trình Device Driver, loại lập trình sử dụng ngôn ngữ C là chủ yếu.
    • Biết cơ bản về lập trình Android và web.
    • Có khả năng cấu trúc dữ liệu và giải thuật cực tốt.
    • Xây dựng môi trường.
    • Biết cách sử dụng các Script sao cho phù hợp, đặc biệt là Shell script khi hoạt động trên Linux.
  • Embedded software
    • Biết cách sử dụng kết hợp các loại máy đo.
    • Có kỹ năng hàn mạch và sửa mạch tốt.
    • Có khả năng kiểm tra lại các Broad.
    • Thiết kế PCB, phổ biến với Allegro hay Antium.
    • Có kiến thức điện tử tốt để thực hiện Design schematic.
    • Xem xét, đánh giá và lựa chọn các linhc kiện phù hợp, giúp cho các dự án khi hoàn thiện đạt hiệu quả tối ưu.

Về phần kỹ năng mềm

  • Biết cách lập trình như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, cũng như cách coding style.
  • Hiếu cách làm việc của Git phục vụ cho quá trình quản lý code.
  • Có thể linh hoạt làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, kèm thao đó là khả năng giải quyết mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên trong team.
  • Khả năng giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Biết cách quản lý thời gian và công việc trong các dự án mà mình đảm nhận.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc, cuộc sống và thời gian nghĩ ngơi để luôn đạt hiệu suất cao trong công việc.

Lập trình nhúng cần học những gì?

Lập trình nhúng được ứng dụng như thế nào?

  • Sử dụng rộng rãi trong ngành máy tính, điện tử và viễn thông.
  • Nhờ được tích hợp cả phần cứng và phần mềm nên có thể hoạt động như một bộ vi xử lý.
  • Hệ thống chứa lập trình nhúng, PC và thiết bị cầm tay PDA hoạt động hoàn toàn riêng biệt, nhờ được thiết kế với sự chuyên biệt hóa chức năng nhất đinh, hỗ trợ tăng năng suất vận hành và giảm thiểu chi phí triển khai.

Lập trình nhúng cần học những gì?