Với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực lập trình mobile, đặc biệt là lập trình iOS chắc hẳn đã quá quen thuộc với ngôn ngữ Objective-C.
Objective-C là gì?
Objective-C là một ngôn ngữ lập trình theo hướng đối tượng và được tạo ra bởi Steve Jobs - ông cũng chính là người sáng lập nên dòng điện thoại iPhone.
Ngôn ngữ này thường được lựa chọn sử dụng bởi các lập trình viên mobile, trong quá trình xây dựng - phát triển các ứng dụng hoạt động trên nền tảng iOS và MacOS X.
Objective-C được tạo ra dựa trên nền tảng ngôn ngữ C và C++, nhờ đó có khả năng tạo ra các funcional như khi làm việc cùng ngôn ngữ C.
Xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ người dùng có thể thực hiện được mọi thứ thông qua các dòng lệnh Common line utilities hay đến cả Animated GUI.
Không những thế, Objective-C còn có khả năng tạo ra các công cụ hỗ trợ việc duy trì các Frameworks lớn.
Muốn việc ứng dụng Objecyive-C vào những công việc đạt hiệu quả cao, đòi hỏi nhà lập trình phải có kiến thức cơ bản liên quan đến cấu trúc điều khiển, các hàm hay các toán tử, biến, hằng…
Những lý do nên chọn sử dụng Objective-C
Ngày nay, với sự ra đời của Swift đang dần chiếm ưu thế sử dụng so với Objective-C với đa số người dùng.
Nhưng với một số lập trình viên đang hoạt động trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng iOS, thì Objective-C vẫn luôn là "chân ái".
Bởi với Objective-C nhà lập trình có thể dễ dàng và thuận lợi thực hiện được những việc và đem lại những sự hữu ích như:
- Objective-C hỗ trợ Runtime mạnh mẽ.
- Hỗ trợ mạnh mẽ bởi các IDE hiện đại ngày nay, cùng khả năng code tự động Autocomplete, kèm theo các công cụ Refactoring.
- Với Objective-C, bạn có thể làm việc tốt hơn cùng các Foundation APIs.
- Do được xây dựng dựa trên ngôn ngữ C và C++, nên Objective-C hoàn toàn có khả năng hoạt động tương thích với hai ngôn ngữ này.
- Tích hợp thư viện Cocoa, giúp việc xây dựng các ứng dụng cảm ứng trở nên dễ dàng hơn.
- Có khả năng biên dịch nhanh chóng, cùng hoạt động mềm mại bởi sự hỗ trợ của nhiều Dynamic Script Language.
- Mang đến khả năng quản lý bộ nhớ vô cùng tuyệt vời.
- Cung cấp khả năng tạo Class tự động, giúp việc quản lý các Class trong chương trình diễn ra dễ dàng. Đồng thời khiến quá trình tạo mã của nhà phát triển diễn ra thuận lợi hơn.
Một số Framework hỗ trợ Objective-C
Cũng tương tự như những ngôn ngữ lập trình khác, Objective-C cũng được hỗ trợ bởi một thư viên tiêu chuẩn.
Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ luôn có sự "đồng hành" bởi nhiều thư viện khác nhau, nhưng hiện Apple Cocoa và Cocoa Touch đang là hai thư viện có độ phổ biến cao.
Trong đó, có một số Frameworks nổi bật như:
- UIKit: Mang lại nhiều cách hỗ trợ việc tạo và quản lý giao diện trên iOS.
- AppKit: Tương tự UIKit, nhưng dành riêng cho OS X.
- CoreGraphics: Hỗ trợ về các hoạt động vẽ đồ họa 2D.
- CoreData: Cung cấp API cho việc quản lý các mối quan hệ đối tượng, trợ giúp undo/redo, cũng như sử dụng để lưu trữ liên tục.
- Foundation: Giúp xác định các loại dữ liệu phổ biến như Strings, Arrays, Dictionaries…
- AVFoundation: Nâng cấp việc phát, đồng thời tích hợp nhạc cũng như video có chất lượng kém hơn.
- MediaPlayer: Hỗ trợ API cần thiết, cũng như tích hợp nhạc có chất lượng cao và khả năng xem video, truy cập vào thư viện iTunes cho người dùng.
Các doanh nghiệp hiện đang sử dụng Objective-C
Mặc dù với sự ra đời của Swift đã khiến Objective-C dần trở nên "thất thủ", nhưng hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp lớn trên thế giới ưa chuộng sử dụng Objective-C.
Cụ thể là một số đơn vị sau:
- Snapchat.
- Instagram.
- Uber.
- Slack.
- Pinterest.