Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên

Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên
Biết được năng lực của bản thân là điều vô cùng quan trọng đối với mọi Developer. Sau đây, Tự Học Lập trình sẽ điểm qua các tiêu chí đánh giá năng lực của họ.

Vì sao phải đánh giá năng lực của các lập trình viên? 

Trong thời buổi công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang đưa thế giới sang một trang mới của lịch sử. Vậy nên, mỗi Developer phải luôn là những người có năng lực thực sự mới thúc đẩy quá trình này phát triển một cách mạnh.

Nhiều năm trở lại đây, có hàng trăm hàng nghìn lập trình viên được đào tạo ra mỗi năm, cùng học một lượng kiến thức cơ bản như nhau. Tuy nhiên, ở mỗi người sẽ tồn tại một lối tư duy và mức năng lực khác nhau, điều này cũng quyết định trực tiếp đến năng suất làm việc của họ.

Chính vì thế, việc biết được khả năng của bản thân để hiểu rõ về vị trí hiện tại của mình trên thị trường lao động là một nhu cầu cơ bản và tất yếu của mọi Developer. Đặc biệt, đây còn là thị trường tiềm năng nhưng cũng không thiếu rủi ro, nó bắt buộc lập trình viên phải xác định chính xác năng lực của mình để không ngừng trau dồi và học học thêm.

Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên

Đánh giá năng lực của một lập trình viên bằng phương pháp nào?

Đối với ngành công nghệ thông tin, do tính chất công việc luôn đòi hỏi vận dụng nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn... nên Developer cần biết khả năng của bản thân mình. Theo Tự Học Lập Trình đã tìm hiểu, bạn có thể tự đánh giá năng lực của mình thông qua mô hình SFIA.

 SFIA là viết tắt của cụm từ Skill Framework for Information Age, là một thước đo cơ bản về kỹ năng, năng lực quản lý, kiến thức chuyên ngành... dành cho lập trình viên.

Nó đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với mục đích chính là phân loại trình độ nhân sự trong ngành công nghệ thông tin.

Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên

Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên

Dựa theo mô hình SFIA sẽ có một số tiêu chí cơ bản sau:

  • Khả năng quản lý, làm chủ vấn đề: Việc lựa chọn hướng giải quyết sự cố bất ngờ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoàn thành công việc. Đặc biệt, nếu Developer biết cách vận dụng những kỹ năng này thì cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ vô cùng dễ dàng.
  • Khả năng xử lý linh hoạt, tôn trọng kết quả của người khác: Biết chỉnh chỉnh sửa tài liệu, thông số để phù hợp với những yêu cầu phức tạp của chương trình, đồng thời ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để đưa ra kết quả chất lượng nhất cũng vô cùng quan trọng. Sau cùng hãy biết nhìn nhận, đánh giá, công nhận thành quả của mình và mọi người vừa hoàn thành.
  • Khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn: Trong lĩnh vực công nghệ thông nói chung, phát triển phần mềm nói riêng, nếu lập trình viên không biết cách chuyển giao kiến thức sách vở vào công việc, thì vấn đề đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ chỉ là con số 0.

Trên đây là một số tiêu chí đánh giá năng lực của một một lập trình viên, tuy là một vài tiêu chuẩn cơ bản, nhưng hàng năm vẫn xuất hiện rất nhiều tình trạng Developer cầm trên tay tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin, vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bởi vì, phần lớn họ còn quá thụ động trong việc học và hành, chưa đầu tư cho vấn đề tự học mà chỉ dựa vào lượng kiến thức ít ỏi trên trường lớp.

Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên

Tiêu chí khác để đánh giá năng lực của lập trình viên

Trong thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các nhà tuyển dụng luôn muốn có trong team những nhân viên toàn diện về cả mặt kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghiệp vụ cũng như kỹ năng mềm.

Một ví dụ đơn giản là để trở thành một Developer, ngoài mặt chuyên môn thì cũng cần phải sở hữu một tư duy logic, bên cạnh đó là kỹ năng nhóm, kỹ năng trao đổi vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống giải quyết vấn đề...

Các tiêu chí đánh giá năng lực của một lập trình viên