Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến lập trình web, thì hãy dành chút thời gian theo dõi nội dung của bài viết bên dưới nhé!
Tìm hiểu về lập trình web
Lập trình web là công việc sử dụng các đoạn mã code nhằm mục đích xây dựng một hệ thống website hoàn chỉnh, nhờ có sự trao đổi giữa cơ sở dữ liệu và người dùng dựa trên các dữ liệu từ bộ phận thiết kế.
Công việc này muốn đạt được hiệu quả cao, cần có sự hỗ trợ kết hợp giữa việc thiết kế web và lập trình web.
Nhiều người mới tìm hiểu về lập trình vẫn thường cho rằng, thiết kế web và lập trình web là một, nhưng thực tế đây là hai công việc hoàn toàn riêng biệt.
Trong lập trình, thiết kế web được xem là việc xây dựng giao diện cho trang web, đây là phần cơ cơ sở, cũng như nền tảng giúp cho việc lập trình trở nên hoàn chỉnh và đạt hiệu quả tốt nhất khi hoàn thiện.
Kiến thức quan trọng trong lập trình web
Muốn phát triển và “đồng hành” lâu dài trong lập trình web, trước tiên người học cần trang bị cho mình những kiến thức sau:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về HTML, CSS và JavaScript, đây cũng là bước đệm giúp bạn tiếp thu dễ dàng các kiến thức phức tạp khác trong lập trình web.
- Học về lập trình PHP, cùng một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL và SQL.
- Kèm theo một số công nghệ web liên quan, có thể kể đến như Ajax, XML, Regular Expression, jQuery, htaccess…
- Tìm hiểu về một số Framework PHP hỗ trợ như Laravel, Codelgniter, CakePHP… cùng mô hình lập trình khá phổ biến MVC và cả Rest API.
- Tìm tòi, nghiên cứu thêm về PHP CMS, bao gồm Joomla, WordPress, Drupal, Magento…
- Có kiến thức cơ bản về Server và Deploy.
Các mảng trong lập trình web
Khi đã có cho mình nền tảng về những kiến thức kể trên, bạn có thể tham gia hoạt động vào các vị trí như:
- Web Developer - Chuyên gia phát triển web: Những người đảm nhận vị trí này có nhiệm vụ tạo ra giao diện cho trang web và xây dựng nên cấu trúc giúp con người sử dụng một cách dễ dàng.
- Full Stack Developer - Lập trình viên đa năng: Hỗ trợ hình thành các ngôn ngữ Frontend, tiến hành chỉnh sửa nội dung giao diện phù hợp, thu hút khách hàng, giúp mọi người có thể dễ dàng sử dụng.
- Chuyên viên phân tích kinh doanh: Có trách nhiệm kết nối với người sử dụng, giúp nhà lập trình hiểu được những điều khách hàng mong muốn. Đồng thời, giúp mọi khách hàng hiểu được ý nghĩa, cách sử dụng của trang web mà nhà lập trình tạo ra.
- Mobile Applications Developer - Chuyên gia phát triển ứng dụng di động: Họ sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các ứng dụng có thể vận hành trên các thiết bị di động, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người.
Công việc của nhà lập trình web
Một nhà lập trình web thường phải thực hiện những công việc sau:
- Xây dựng bố cục trang web, giao diện người dùng bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp HTML/CSS chuẩn.
- Tích hợp dữ liệu từ các dịch vụ và cơ sở dữ liệu Backend khác nhau.
- Thu thập, chỉnh sửa các thông số và yêu cầu dựa trên các nhu cầu kỹ thuật.
- Xây dựng, phát triển và duy trì tài liệu phần mềm.
- Duy trì, mở rộng và phát triển trang web.
- Phối hợp làm việc cùng các bộ phận liên quan để giải quyết xung đột, ưu tiên nhu cầu, phát triển tiêu chí nội dung hoặc chọn giải pháp phù hợp.
- Tiến hành cập nhật nội dung web.
- Phát triển hoặc xác thực các quy trình, cũng như lịch trình thử nghiệm, đảm bảo website hoạt động tương thích trên các trình duyệt và thiết bị người dùng.
- Chỉnh sửa, viết hoặc thiết kế nội dung trang web theo yêu cầu.
- Thực hiện sao lưu tệp từ các trang web vào thư mục cục bộ, nhằm dễ dàng phục hồi khi gặp sự cố sau này.
- Xác định các vấn đề xảy ra thông qua việc phản hồi và quá trình thử nghiệm, tiến hành khắc phục hoặc chuyển vấn đề cho các bên liên quan.
- Tiến hành đánh giá mã nhằm đảm bảo mã lập trình đáp ứng các tiêu chuẩn ngành, hợp lệ, có cấu trúc chính xác và tương thích với các trình duyệt, thiết bị hoặc hệ điều hành mà nó phục vụ.
- Xác định nhu cầu của người dùng nhờ việc phân tích các yêu cầu kỹ thuật.
- Liên tục cập nhật các ứng dụng web mới nhất từ quá trình học tập, nghiên cứu, tham gia các hội nghị, hội thảo để đem đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Cách xây dựng web
Để có thể xây dựng nên một trang web hoàn chỉnh, nhà lập trình cần có khả năng thực hiện tốt hai nhiệm vụ sau:
Xây dựng giao diện
Đây là phần sẽ tiếp xúc trực tiếp với người dùng, ngay khi họ vừa truy cập vào website.
Các yếu tố trong giao diện rất dễ nhìn thấy, từ thanh tìm kiếm, phần hiển thị sản phẩm, hình ảnh, video, cho tới những thứ phức tạp như hiệu ứng đổi màu, hiển thị thanh menu, chữ chạy trên màn hình hay các hiệu ứng làm mờ…
Những người thực hiện các công việc này thường được gọi chung là Frontend Developer.
Vai trò của công việc này là tăng khả năng trải nghiệm của người dùng, thông qua việc tạo ra những giao diện bắt mắt, độc đáo và thu hút được sự chú ý của người dùng.
Phát triển chức năng
Trong nhiệm vụ này, người thực hiện cần đảm bảo tốt hai công việc, đó là lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Để thực hiện được tốt công việc này, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm với việc lưu và truy xuất các dữ liệu trong database.
Ngoài ra, bạn còn phải là một người mạnh về xử lý logic, có khả năng tư duy trừu tượng và tính toán và một chút kỹ năng về nghệ thuật.
Những người đảm nhận công việc này sẽ được gọi chung là Backend Developer.