Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp
Nghề lập trình là một mảng trong công nghệ thông tin, do đó nó chứa khá nhiều các thuật ngữ chỉ người trong nghề mới hiểu hết ý nghĩa của chúng.

Những thuật ngữ thông dụng

Thuật ngữ lập trình được xem như một thế giới vô tận, khó có thể mà hiểu hết được chúng. Nhưng sẽ có một số thương xuyên được sử dụng như:

  • Bit: Đơn vị nhỏ nhất dùng đo dung lượng bộ nhớ.
  • RAM - Random Access Memory: Nơi lưu trữ tất cả dữ liệu.
  • AGP - Accelerated Graphics Port: Cổng tăng tốc đồ họa.
  • ASCII - American Standard Code for Information Interchange: Hệ lập mã, sử dụng các số quy định cho chữ.
  • ACPI - Advanced Configuration and Power Interface: Cấu hình và giao diện nguồn.
  • Acc User: Tài khoản người dùng.
  • HTML - Hypertext Markup Language: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản.
  • HTTP - Hypertext Transfer Protocol: Truyền file dưới dạng siêu văn bản.
  • GPU - Graphics Processing Unit: Chip xử lý card màn hình.
  • HT - Hyper Threading: Công nghệ phân luồng sử dụng trong CPU.
  • VGA - Video Graphics Array: Card đồ họa thực hiện việc xử lý những thông tin chứa hình ảnh.
  • FDD - Floppy Disk Drive: Ổ đĩa mềm.
  • SSD - Solid State Drive: Ổ cứng hiệu suất cao.
  • HDD - Hard Disk Drive: Ổ cững lưu giữ dữ liệu.
  • CD-ROM: Đĩa compact không thể ghi đè lên.
  • ROM - Read Only Memory: Thực hiện việc lưu trữ dữ liệu, các thông tin trong đây sẽ không bị mất đi khi mất điện đột ngột.
  • Cổng COM - Computer Output in Micro: Cổng kết nối trực tiếp ở máy bàn, có thể kết nối được với máy in hay máy quay phim.
  • Mainboard: Đảm nhận việc điều khiển và kiểm soát hoạt động chung trên máy tính.

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Thuật ngữ thường được sử dụng trong lập trình web

  • AJAX - Asynchronous JavaScript and XML: Công nghệ tạo ảnh động mà không phải reload lại trang.
  • API - Application Programming Interface: Phương thức, giao thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác.
  • Browser console: Hỗ trợ việc truy cập vào developer toolbox với một số trình duyệt web.
  • Native API: Tính năng tích hợp có sẵn trong môi trường lập trình.
  • Debugger: Công cụ hỗ trợ việc tìm lỗi và những chỗ khiến chương trình ngưng hoạt động.
  • Browser API hay Web API: Web API là tính năng cụ thể có sẵn trên trình duyệt web, cho phép các dev sử dụng ngay lập tức sau vài buớc cài đặt đơn giản. 
  • ECMAScript: Tên chính thức khi vừa được ra mắt năm 1996 của JavaScript.
  • ES5: Phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ JavaScript, ra mắt năm 2009.
  • ES6: Phiên bản thứ 6 của JavaScript, ra mắt năm 2015.
  • JavaScript Engine: Là thành phần của browser và có khả năng biên dịch và phiên dịch JavaScript code. 
  • JavaScript Specification: Bản mô tả chức năng của ECMAScript.
  • Node.js: Môi trường có thể chạy JavaScript bên ngoài browser, gồm có JavaScript engine và V8.
  • Node package manager: Thường được viết tắt là npm, một công cụ tạo và quản lý những thư viện lập trình Javascript cho Node.js.
  • JSON - JavaScript Object Notation: Một kiểu định dạng dữ liệu tuân theo quy luật nhất định, giúp mọi ngôn ngữ lập trình hiện nay có thể đọc được.
  • HTTP Request: Là thông báo yêu cầu được gửi từ client đến server, để yêu cầu server làm việc gì đó.
  • HTTP Error: Những lỗi thường gặp với web services và server trả về các error cùng với các mã số quen thuộc như 404, 403...
  • REST API: Là một ứng dụng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu có các phương thức để kết nối với các thư viện và ứng dụng khác. Đây còn được như một công nghệ, nó là một giải pháp để tạo ra các ứng dụng web services thay thế cho các kiểu khác như SOAP, WSDL.
  • Transpiler: Thực hiện quá trình biên dịch cú pháp JavaScript mới thành các phiên bản tương thích.
  • Stage N: Bản JavaScript proposal sẽ bắt đầu với Stage 0.
  • Proposal: Một văn bản đặc tả viết bằng ngôn ngữ học thuật, mô tả những tính năng mới và cách áp dụng trong JavaScript.
  • Vanilla JavaScript: Một cách gọi của những ứng dụng JavaScript "nguyên thủy".
  • WebSocket: Một hình thức truyền dữ liệu hai chiều giữa server-client qua một kết nối TCP duy nhất.
  • FetchAPI: Một API đơn giản hỗ trợ việc gửi và nhận request thông qua js.
  • CORS - Cross-Origin Resource Sharing: Cơ chế cho phép nhiều tài nguyên khác nhau như fonts, JavaScript... của một trang web có thể được truy vấn từ domain khác với domain của trang đó. 
  • XMLHttpRequest: Được sử dụng vào việc đọc nguồn dữ liệu từ URL một cách đồng bộ (synchronous) hoặc không đồng bộ (asynchronous). 

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Thuật ngữ chung trong công việc

  • Project: Dự án.
  • Coder: Người viết Code.
  • Tester: Người kiểm thử chương trình.
  • Developer: Người phát triển phần mềm.
  • Structured Programming: Lập trình cấu trúc.
  • OOP - Object Oriented Programming: Lập trình hướng đối tượng.
  • Abstraction: Trừu tượng.
  • Encapsulation: Đóng gói.
  • Polymorphism: Đa hình.
  • Hierarchy: Phân cấp.
  • Inheritance: Thừa kế.
  • Mutil Inheritance: Đa thừa kế.
  • Object: Đối tượng.
  • Class: Lớp.
  • Base class: Lớp cơ sở, lớp cha.
  • Derived class: Lớp con.
  • Member function: Hàm của thuộc lớp.
  • Non-member function: Hàm không thuôc lớp.
  • Member data: Dữ liệu thuộc lớp.
  • Constructor: Hàm khởi tạo.
  • Single-argument constructor: Hàm khởi tạo một tham số.
  • Query: Truy vấn.
  • Modifier: Sửa đổi.

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Thuật ngữ về công cụ và chương trình dịch

  • IDE - Integrated Development Environment: Môi trường tích hợp phát triển.
  • Compiler: Trình biên dịch.
  • Interpreter: Trình thông dịch.
  • Run: Chạy chương trình
  • Line: Dòng.
  • Editor: Trình soạn thảo.
  • Error: Lỗi.
  • Debug hay Fixbug: Gỡ rối, sửa lỗi.
  • Compile Error: Lỗi khi dịch chương trình.
  • Runtime Error: Lỗi khi chạy chương trình.

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Thuật ngữ về mã nguồn

  • Source code: Mã nguồn.
  • Open source: Mã Nguồn mở.
  • Close source: Mã nguồn đóng.
  • Source file: File nguồn.
  • Library: Thư viện.
  • Header file: File chứa các nguyên mẫu hàm.
  • Implementation File: File chứa nội dung thực thi, mã lệnh của các hàm.
  • Code: Mã, viết mã (Coding).
  • Pseudocode: Mã giả. 

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Thuật ngữ thường dùng trong viết code

  • Character: Ký tự.
  • Digits: Chữ số.
  • Expression: Biểu thức.
  • Operand: Toán hạng.
  • Operator: Toán tử.
  • Function: Hàm.
  • Parameter: Tham số.
  • Argument: Đối số.
  • Value: Giá trị.
  • Syntax: Cú pháp.
  • Syntax Error: Lỗi cú pháp.
  • Prototype: Nguyên mẫu hàm.
  • Comment: Ghi chú, chú thích.
  • Code block: Khối lệnh.
  • Control structure: Cấu trúc điều kiển.
  • Statement: Câu lệnh.
  • Declaration: Khai báo.
  • Initialization: Khởi tạo.
  • Definition: Định nghĩa.
  • Assign: Gán.
  • Allocate memory: Cấp phát bộ nhớ.
  • Deallocate memory: Giải phóng/Thu hồi bộ nhớ.
  • Variable: Biến.
  • Memory leak: Lỗi xảy ra khi con trỏ ra khỏi phạm vi khi chưa giải phóng bộ nhớ.
  • Pointer: Con trỏ.
  • Reference: Tham chiếu.
  • Data structure: Cấu trúc dữ liệu.
  • Array: Mảng. 

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Thuật ngữ về thuật toán

  • Algorithm: Thuật toán.
  • Searching: Tìm kiếm.
  • Linear search: Tìm kiếm tuyến tính.
  • Binary search: Tìm kiếm nhị phân.
  • Greedy algorithm: Thuật toán tham lam.
  • Sorting: Sắp xếp.
  • Quick sort: Sắp xếp nhanh.
  • Merge sort: Sắp xếp trộn.
  • Radix sort: Sắp xếp theo cơ số.
  • Buble sort: Sắp xếp nổi bọt.
  • Selection sort: Sắp xếp kiểu chèn.
  • Heap sort: Sắp xếp kiểu vun đống.

Danh sách các thuật ngữ lập trình thường gặp

Một số thuật ngữ khác

  • Principle: Nguyên tắc.
  • Casting: Ép kiểu.
  • Implicit: Ngầm định.
  • Explicit: Ấn định rõ ràng.
  • Casting syntax: Cú pháp ép kiểu.