Nghề lập trình luôn là niềm mơ ước của đa số các bạn trẻ hiện nay. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi nghề này hãy tìm hiểu mọi thông tin về chúng.
Những bí mật về nghề lập trình viên
Nghề lập trình viên đang ngày càng trở nên phổ biến hơn thời đại 4.0, nhưng vẫn còn những điều mà ít ai biết đến trong giới này. Cùng tự học lập trình tìm hiểu xem đó là những điều gì và xem thử bạn đã biết chưa nhé!
Ngôn ngữ lập trình đầu tiên
Ngôn ngữ lập trình bậc cao đầu tiên trên thế giới là FORTRAN, được phát triển năm 1954 bởi John Backus của IBM. Ngày này thì có hàng trăm các ngôn ngữ lập trình bậc cao ra đời như: C/C ++, Python, C#, PHP, Ruby, Java...
Chỉ 10 - 20 % thời gian của dự án được các lập dùng để viết code
Mỗi ngày một lập trình viên chỉ viết từ 10 đến 20 dòng code. Người lâu năm trong nghề sẽ dành 90% thời gian của mình để suy luận, tìm tòi và thử nghiệm các phương án tối ưu. Còn người mới vào dành khoảng thời gian ấy để debug, thay đổi vài dòng trong code rồi lại debug và mong cho chương trình sẽ hoạt động.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin vô cùng quan trọng
Kỹ năng tìm kiếm thông tin = Kỹ năng tìm kiếm + Hệ thống kiến thức.
Bạn phải biết cách chọn lọc keyword phù hợp với vấn đề mà mình đang tìm kiếm, còn không thì có dành cả ngày trên Google cũng không ra được. Bên cạnh đó, bạn cũng phải có vốn kiến thức đủ rộng để lựa chọn thông tin đúng và phù hợp với vấn đề mình gặp phải.
Định luật Entropy bao hàm mọi vật
Entropy là một hàm biểu thị mức độ hỗn loạn của một sự kiện diễn ra trong vô số các khả năng ngẫu nhiên có thể diễn ra. Trong lập trình, thay đổi liên tục sẽ gây ra việc phá vỡ mô hình nguyên bản của thiết kế cùng với sự suy giảm giá trị phần mềm (software rot). Các lập trình viên không nắm bắt được hình mẫu sơ khai của dự án cũng như không biết cách biến nó thành hiện thực sẽ tạo ra những phần mềm thất bại đến nỗi giá trị đã tiêu hao sạch sẽ trước khi dự án hoàn thành. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất tạo ra các phần mềm thất bại.
Quá trình lập trình có thể được phân thành 4 giai đoạn
Việc phân loại tiến trình lập trình viên rất quan trọng trong việc tập hợp các số liệu liên quan đến phát triển phần mềm và cũng giúp các nhà quản lý dự án, các chuyên gia khác đánh giá hiệu quả của toàn bộ dự án. Điều quan trọng là phải biết giai đoạn nào của tiến trình mà developer sẽ thực hiện, cung cấp một số loại trợ giúp để lập trình viên không mất quá nhiều thời gian và bị mắc kẹt trong một nhiệm vụ cụ thể dẫn đến làm chậm Deadline. Quá trình lập trình được chia thành 4 giai đoạn:
- Complex Programming (Lập trình phức tạp) .
- Making Progress (Tiến triển) .
- Slow Progress (Gặp khó khăn, sự cố) .
- Stuck (Ngõ cụt).
Lập trình là việc của người chăm chỉ, đặc biệt bộ não phải hoạt động rất nhiều
Các lập trình viên, họ có thể dành khoảng hơn nữa ngày để nghĩ về công việc. Họ có thể viết code mọi lúc mọi nơi khi có cảm hứng. Công việc làm phần mềm không phải đơn giản cứ dành nhiều thời gian cho nó hay thêm người vào là có thể hoàn thành mà cần đặt cả tâm huyết của mình vào nó.