SQL và MySQL là hai hệ cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy liệu giữa chúng có điểm gì khác nhau không, cùng tìm hiểu nhé!
Để biết được giữa SQL và MySQL khác gì nhau, trước tiên chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem SQL và MySQL là gì đã nhé!
SQL là gì?
SQL - Structured Query Language là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc, cho phép lập trình viên dễ dàng thực hiện chức năng truy xuất, quản lý, lưu trữ các dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
SQL còn thường được sử dụng để quản lý nhiều hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ, tiêu biểu như MySQL, SQL Server, Oracle và MS Access.
Chỉ với cách viết mã và truy vấn trong SQL, nhà lập trình có thể dễ dàng tạo và sửa đổi bất kỳ cơ sở dữ liệu nào cùng với việc tạo các lược đồ.
SQL là ngôn ngữ đại diện cho việc tương tác với các cơ sở dữ liệu liên kết, nên nằm trong danh mục DSL - Domain Specific Languages, có nghĩa là ngôn ngữ cụ thể miền.
Trong SQL gồm nhiều loại câu lệnh được phân thành các dạng sau:
- DQL - Data Query Language: Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu.
- DDL - Data Definition Language: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, chứa các lệnh để tạo và sửa đổi các tác vụ.
- DCL - Data Control Language: Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu, chứa các lệnh liên quan đến kiểm soát truy cập.
- DML - Data Manipulation Language: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, chứa các lệnh để chèn, cập nhật và xóa các hoạt động.
SQL hoạt động tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 9075. Nhưng, bất chấp sự tồn tại của các tiêu chuẩn, mã SQL không hoàn toàn linh hoạt giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu khác nhau mà không phải điều chỉnh.
MySQL là gì?
Khác với SQL, MySQL là RDBMS - Relational Database Management System, hệ quản thống quản lý cơ sở dữ liệu hoạt động với quy chế mã nguồn mở và được chính Oracle Corporation xây dựng, phát triển và nâng cấp.
MySQL có khả năng cung cấp phân phối cấp phép kép, được phát triển bởi sự kết hợp giữa 2 ngôn ngữ C và C++.
MySQL là một thành phần trong LAMP - tương ứng với Linux, Apache, MySQL còn P có thể là 1 trong 3 ngôn ngữ PHP, Python hoặc Perl.
Ngày nay, có khá nhiều biến thể của MySQL xuất hiện trên thị trường, nhưng về mặt cú pháp thì hầu như chúng đều giống nhau.
MySQL có thể hoạt động tương thích với các hệ điều hành chính, như Linux, MacOS, Windows và cả FreeBSD, Solaris.
Trong MySQL, cấu trúc của quá trình trao đổi thông tin giữa Client và Server diễn ra theo trình tự sau:
- MySQL tạo các bảng nhằm mục đích lưu trữ dữ liệu, sau đó xác định liên kết giữa các bảng với nhau.
- Khi sử dụng lệnh Request trong MySQL, Client sẽ gửi yêu cầu cho SQL.
- Ứng dụng trên Server sẽ Response thông tin này và trả kết quả cho Client.
MySQL cũng được chia thành 4 dạng ngôn ngữ sau:
- Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
- Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc.
- Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu.
- Ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
SQL và MySQL khác gì nhau?
Xét về có bản, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy SQL là ngôn ngữ truy vấn, còn MySQL lại là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra, giữa SQL và MySQL còn có một số điểm khác nhau như:
- SQL phục vụ quá trình truy cập, cập nhật và duy trì dữ liệu trong database, còn MySQL lại cho phép người dùng lưu giữ dữ liệu trong database được tổ chức.
- Trong quá trình làm việc, SQL không bị thay đổi nhiều bởi nó là một ngôn ngữ. Trái lại, MySQL lại thường xuyên phải cập nhật do là một phần trong phần mềm.
- Trong khi SQL không hỗ trợ bất kỳ trình kết nối nào, thì MySQL lại được kèm theo một công cụ tích hợp được gọi là MySQL Workbench, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo, thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- SQL chỉ hỗ trợ một công cụ lưu trữ duy nhất, trong khi MySQL lại hỗ trợ nhiều công cụ lưu trữ, với khả năng lưu trữ plug-in khiến nó hoạt động linh hoạt hơn.
- Khả năng bảo mật dữ liệu của SQL tốt hơn so với MySQL.