Nếu bạn muốn trở thành lập trình viên game Android chuyên nghiệp, thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Thị trường lập trình game Android
Ngày nay, khi nhắc về hệ điều hành trên Smartphone, chúng ta thường nghĩ ngay đến Android và iOS. Trong đó, thị phần Android chiếm tỷ lệ cao hơn trên toàn cầu, một phần là do sự phổ biến của nó ở các nền kinh tế mới nổi.
Theo thống kê của Tập Đoàn Dữ Liệu Quốc Tế (IDC) từ năm 2017 cho đến nay, thiết bị Android chiếm 85,1% trên tổng số điện thoại thông minh xuất xưởng, trong khi iOS chỉ đạt 14,8%.
Những con số này đã cho thấy, Android hẳn là nền tảng phổ biến với đại đa số người dùng, bởi phân khúc rẻ và dễ sử dụng... Vì vậy, nó chính là hệ điều hành lý tưởng để xây dựng trò chơi với khả năng tiếp cận cao.
Đặc biệt, doanh thu của thị trường game mobile đạt tới 91 triệu đô la Mỹ vào năm 2020. Số lượng người chơi tăng lên chóng mặt, từ 33 triệu vào năm 2018 đến cán mốc 40 triệu người sử dụng vào năm 2020. Điều này chứng minh cho xu hướng người chơi, đang dần chuyển đổi từ dòng game PC sang mobile, nhất là Android.
Đọc đến đây chắc bạn cũng đã hiểu hơn về lý do vì sao nên trở thành lập trình viên Android. Khi đã tìm thấy con đường phát triển thì việc tiếp theo là xác định rõ việc cần làm để hiện thực hóa ý tưởng.
Lập trình game Android là gì?
Đây là một lĩnh vực thuộc nhóm ngành kỹ thuật phần mềm. Công việc chính là viết code để biến chúng thành thao tác trong game, nhất là khả năng tương tác trực tiếp với người dùng thông qua màn hình điện thoại.
Khác với những ngành khác, lập trình game Android chưa phát phổ biến. Đa phần các Developer muốn theo đuổi lĩnh vực này đều phải tự học.
Tự học lập trình game Android cần những gì?
Rèn luyện kỹ năng và trau dồi kiến thức
Con đường nhanh nhất để trở thành lập trình viên game Android là tự mình phát triển trò chơi, trau dồi kiến thức nền tảng. Nhưng nếu muốn làm việc tại một doanh nghiệp lớn, bạn cần đầu tư nghiêm túc cho bản thân.
Xét về mặt chuyên môn, bạn cần sở hữu những kỹ năng cơ bản sau:
- Biết cách xử lý vấn đề về mạng, bảo mật ở mức chuyên sâu.
- Hiểu rõ nền tảng Android hoặc một vài hệ điều hành khác như iOS, Windows...
- Trình độ và khả năng tư duy: Được hình thành qua quá trình học tập, trau dồi kiến thức từ nhà trường hay trong thực tế. Ngày nay, có rất nhiều chương trình cử nhân dành riêng cho lĩnh vực này, mang đến nhiều cơ hội phát triển cho những ai đang theo đuổi ngành lập trình game Android.
- Đồ họa máy tính: Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết, quyết định đến trải nghiệm và sự hứng thú của người chơi. Sẽ chẳng ai muốn chơi game có màu sắc nhợt nhạt, tạo hình không sống động. Chính vì thế, nếu muốn thu hút, bạn phải kết hợp kỹ năng này để tạo ra những hiệu ứng nổi bật, gây cảm giác tò mò và thích thú cho họ.
- Lập trình âm thanh: Âm thanh sôi động không chỉ góp phần làm tăng hứng thú cho người chơi, mà còn khiến tâm trạng của họ trở nên vui vẻ và thoải mái hơn.
- Quản lý bộ nhớ: Đòi hỏi bạn phải hiểu biết về phần cứng.
Ngoài ra, bạn cũng cần am hiểu thị hiếu của người chơi, nắm bắt đúng tâm lý của họ. Đây là cách tốt nhất giúp bạn đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với công chúng.
Lựa chọn ngôn ngữ lập trình game Android phù hợp
Ngôn ngữ lập trình là "trợ thủ" đắc lực hỗ trợ Developer hiện thực hóa ý tưởng của mình. Việc của bạn không phải là tìm cái tốt nhất, mà hãy chọn ngôn ngữ phù hợp với loại game và mục tiêu đang hướng đến. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình game Android.
- Ngôn ngữ lập trình C#.
- Ngôn ngữ lập trình C++.
- Ngôn ngữ lập trình C.
- Ngôn ngữ lập trình Java.
- Ngôn ngữ lập trình Python.
Tìm hiểu về các loại game
Dựa vào đặc điểm, cách xây dựng, cũng như khả năng tương tác với các nhân vật trong trò chơi, người ta chia game thành nhiều dạng khác nhau như:
- Game mô phỏng.
- Game casual.
- Game mạng xã hội.
- Game thực tế ảo - VR.
- Game tương tác ảo - AR.
Tham khảo kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau
Trong quá trình tự học lập trình game Android, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, bạn phải cần đến sự giúp đỡ của người đi trước và các chuyên gia trong ngành mỗi khi gặp vấn đề.
Tại đây, sẽ có người hướng dẫn bạn một cách tận tình, chi tiết mà hoàn toàn không mất phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để mở rộng kiến thức của mình ở nhiều góc độ khác nhau.
Hiện thực hóa ý tưởng
Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng chỉ nằm trong sách vở. Để hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được học, cách xây dựng cốt game cùng kỹ năng đồ họa... hãy bắt tay vào xây dựng và hoàn thành ý tưởng trên thực tế.
Chính vì thế, ngoài việc trau dồi kiến thức về mặt lý thuyết, bạn cũng nên tự thực hiện một công cụ trò chơi riêng. Nếu cảm thấy bí ý tưởng, hãy dùng đến Google Play để tham khảo hướng đi.