Bên dưới là các cấp bậc trong ngành lập trình mà bạn cần nên biết, để xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp khi theo đuổi nghề.
Để phân biệt các cấp bậc trong nghề lập trình một cách dễ dàng thì trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về công việc này!
Ngành lập trình là gì?
Ở thời đại công nghệ 4.0, lập trình là một ngành nghề hiện đang rất được các bạn trẻ yêu thích lựa chọn.
Những người làm công việc này thường được gọi là lập trình viên.
Họ được biết đến với vai trò là kỹ sư phần mềm, thường xuyên sử dụng các loại ngôn ngữ khác nhau trong quá trình làm việc với mục đích thiết kế và xây dựng, cũng như đảm bảo cho computer program luôn vận hành mượt mà.
Nhiệm vụ chính của lập trình viên là tạo ra các đoạn mã code. Nhờ đó mà mọi chức năng trong ứng dụng hoạt động được linh hoạt hơn, phục vụ tốt cho nhu cầu của người dùng.
Một số công việc liên quan đến ngành lập trình
Phần lớn công việc trong ngành lập trình thường sẽ đi liền với chiếc máy tính.
Bên cạnh việc tạo ra các đoạn mã code, những người làm ngành này còn có thể tham gia vào quá trình phát triển vòng đời cho chương trình và ứng dụng.
Sau đây là một số công việc liên quan đến ngành lập trình:
- Lên ý tưởng, thiết kế và xây dựng một chương trình / phần mềm / ứng dụng mới theo yêu cầu.
- Fix bug và thực hiện việc nâng cấp nếu cần.
- Xây dựng những tính năng mới, đem đến cho người dùng trải nghiệm thú vị và tuyệt vời.
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào chương trình.
Các cấp bậc trong ngành lập trình
Không chỉ riêng ngành lập trình mà bất kỳ một công việc nào cũng đều có lộ trình nghề nghiệp riêng.
Dựa theo các chuyên gia trong nghề, ngành lập trình được chia thành 05 cấp bậc chính như sau:
- Junior developer: Cấp bậc này dành cho người mới "chập chững" bước chân vào nghề và có ít hơn 03 năm kinh nghiệm. Họ sẽ thực hiện công việc chính là tạo ra đoạn code đơn giản, chưa đi sâu vào chương trình.
- Senior developer: Cấp bậc này đòi hỏi lập trình viên phải có từ 04 đến 10 năm kinh nghiệm và tích lũy kiến thức sâu rộng trong nghề.
- Lead developer: Cấp bậc này đòi hỏi lập trình viên phải biết cách vận hành thành thạo mọi công việc của senior, có khả năng làm việc độc lập và tài lãnh đạo nhóm, với ít nhất 07 đến 10 năm kinh nghiệm.
- Mid-level manager: Những người làm ở vị trí này thường được gọi với chức danh là manager hoặc director, có nhiệm vụ quản lý một đội - nhóm bao gồm nhiều lập trình viên khác nhau. Họ có toàn quyền quyết định việc nhận cũng như sa thải khi cần thiết.
- Senior leader: Đây là cấp bậc cao nhất trong ngành lập trình, không trực tiếp tạo ra các phần mềm mà chỉ cung cấp ý tưởng thực hiện và gợi ý hướng giải quyết vấn đề cho nhân viên bên dưới. Đồng thời, tiến hành giám sát cũng như báo báo kết quả cho người đứng đầu công ty.
Một số kỹ năng cần thiết trong ngành lập trình
Để có thể trụ vững và tiến xa trong ngành, các lập trình viên nên rèn luyện cho mình những kỹ năng sau:
- Biết cách làm việc độc lập và hợp tác với nhóm.
- Bình tĩnh trong mọi vấn đề.
- Cẩn thận.
- Sáng tạo.
- Tư duy logic.
- Luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức.
- Luôn cập nhật xu hướng công nghệ mới trên thế giới.