Một số công cụ lập trình đa nền tảng

Một số công cụ lập trình đa nền tảng
Muốn tạo ra một ứng dụng có thể vận hành tốt trên đa nền tảng, các lập trình viên luôn cần đến sự hỗ trợ của một số công cụ để mọi việc diễn ra thuận lợi hơn.

Việc lập trình đa nền tảng ngày càng được nhiều doanh nghiệp và đơn vị thiết kế app chú trọng, bởi sự tiện lợi cũng như tính hữu ích mà nó mang đến cho nhà phát triển cũng như chủ sở hữu.

Để các sản phẩm hoạt động tốt trên đa nền tảng, các nhà phát triển thường nhờ đến sự hỗ trợ của một số công cụ khi thực hiện sau:

Xamarin

Nổi tiếng là bộ công cụ thường được sử dụng để xây dựng và phát triển các ứng dụng có thể vận hành tốt trên cả hai nền tảng Android và iOS, đồng thời hỗ trợ các nhà phát triển dễ dàng chia sẻ code khi cần.

Xamarin xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 2011, nhưng cho đến năm 2016 nó đã được "ông trùm" công nghệ Microsoft thâu tóm và phát triển cho đến thời điểm hiện tại.

Hoạt động với mã nguồn mở, cho phép lập trình viên sử dụng hoàn toàn miễn phí (nhưng sẽ bị giới hạn một số tính năng) và thường được lựa chọn sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp hay các cá nhân. Nhưng khi cần sử dụng, bắt buộc bạn phải tiến hành mua giấy phép của Xamarin.

Do sử dụng chủ yếu các giao diện gốc, nên hầu hết các ứng dụng được tạo ra bởi Xamarin đều khá giống với ứng dụng gốc. Kèm theo đó, Xamarin còn cung cấp khá nhiều các tính năng nổi bật như chỉnh sửa code, thiết kế giao diện người dùng và fix bugs.

Một số công cụ lập trình đa nền tảng

Ionic

Ionic được xem như một khuôn khổ tuyệt vời phục vụ cho việc phát triển các ứng dụng đa nền tảng dựa trên web.

Với công cụ này, cho phép bạn viết mã một lần và dễ dàng khởi chạy chúng trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí thực hiện.

Đặc biệt, các ứng dụng này sẽ thuận tiện hơn trong việc mở rộng khi có nhu cầu.

Ngoài ra, các ứng dụng được xây dựng bởi Ionic sẽ có quá trình chuyển đổi được tăng tốc phần cứng, nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.

Đồng thời, còn được tích hợp kèm các Framework hỗ trợ khác nhau như Vue và Angular.

Trong quá trình làm việc cùng Ionic, bạn cùng cần chú ý đến các Plugin gốc có thể xảy ra xung đột và việc gỡ lỗi cũng được xem như quá trình khá phức tạp.

Một số công cụ lập trình đa nền tảng

Sencha Touch

Nếu đang tìm cho mình một công cụ hỗ trợ lập trình ứng dụng đa nền tảng theo phong cách hiện đại, thì Sencha Touch chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn đấy!

Với Sencha Touch, bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc xây dựng các ứng với thư viện, cùng các thành tố UI tối ưu, đặc biệt sở hữu hiệu suất cao khi tận dụng tốt kỹ thuật gia tốc phần cứng.

Các ứng dụng được xây dựng bởi Sencha Touch có thể vận hành trên mọi nền tảng, từ Android, iOS đến Windows Phone hay thậm chí là BlackBerry.

Đặc biệt, bạn còn được hỗ trợ tích hợp với PhoneGap hay Cordova trong quá trình truy cập và đóng gói Native API.

Tuy nhiên, số lượng Theme đặc trưng trong Sencha Touch còn khá hạn chế và quy trình cấp phép thương mại tương đối khó hiểu.

Một số công cụ lập trình đa nền tảng

Codename One

Với bộ công cụ này, việc xây dựng và phát triển các ứng dụng hoạt động ổn định trên đa nền tảng diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Đồng thời, tích hợp chuyên sâu với các dòng code được tạo ra thông qua ngôn ngữ Java, các ứng dụng sau khi hoàn thiện sẽ được kiểm tra và xác minh bằng các thiết bị giả lập, cùng một số công cụ tự động hóa kiểm tra có trong Codename One.

Codename One hỗ trợ sử dụng các IDE phổ biến, bao gồm NetBeans, Eclipse, IntelliJ IDEA...

Một trong những tính năng nổi bật của Server trong Codename One khiến các Dev ưa chuộng sử dụng, chính là giúp xây dựng và phát triển nhanh chóng các ứng dụng iOS và Windows mà không cần đến sự trợ giúp của Mac hay PC Windows.

Hoạt động dựa trên ParparVM có khả năng tương thích tốt với các phiên bản iOS ở tương lai.

Nếu bạn đang có ý định sử dụng Codename One hỗ trợ phát triển các dự án lớn, thì chúng tôi không khuyến khích điều này, bởi nó ở hữu Theme đồ họa mặc định còn khá sơ sài và đơn điệu. 

Một số công cụ lập trình đa nền tảng

NativeScript

NativeScript được xem như một Framework hoạt động dựa trên mã nguồn mở, cung cấp một số API gốc thông qua JavaScript.

Nhờ có NativeScript cho phép người dùng thuận tiện hơn trong việc tái sử dụng các Plugin có sẵn trong npm từ các dự án.

Hỗ trợ làm việc chuyên sâu với Angular.JS 2 và TypeScript.

Với NativeScript, bạn chỉ mất thời gian thiết kế UI một lần duy nhất và có thể thoải mái sử dụng nó trên mọi nền tảng hỗ trợ.

Framework này sẽ giúp nhà phát triển tận dụng tốt các thành tố riêng trong thiết bị, đồng thời thực hiện truy cập trực tiếp đến Native APIs, thậm chí là nhiều thư viện phát triển khác và sử dụng mọi thư viện có trong JavaScript.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng NativeScript bạn sẽ thường xuyên gặp khó khăn trong việc xử lý đa luồng, mà cũng không có nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng cho các tính năng.

Một số công cụ lập trình đa nền tảng