Assembly sở hữu các đặc tính nổi bật, giúp các lập trình viên biết rõ cách thức hoạt động của hệ thống và bộ vi xử lý.
Assembly là ngôn ngữ lập trình gì?
Ngôn ngữ lập trình Assembly thường được viết tắt là ASM, đây là một ngôn ngữ lập trình cấp bậc thấp.
Ngoài ra, Assembly còn được mọi người biết đến là một hợp ngữ.
Assembly được tạo ra thông qua quá trình biên dịch mã nguồn từ những ngôn ngữ cấp cao như C hay C++.
Hoạt động của Assembly phù hợp với bộ vi xử lý kết hợp cùng các thiết bị lập trình khác.
Trong quá trình sử dụng Assembly, các lập trình viên có thể tạo các chương trình mà con người hoàn toàn đọc được, hầu như tương ứng chính xác với ngôn ngữ máy. Nhờ đó, các lập trình viên có quyền kiểm soát tối đa các hoạt động mà họ đang thực hiện.
Do đó, thường được các lập trình viên ứng dụng vào việc xây dựng một chương trình mới, dùng tinh chỉnh và đảm bảo quá trình vận hành cho các ứng dụng.
Assembly thường được sử dụng bởi các Hacker chuyên nghiệp, kỹ sư nghiên cứu, lập trình viên lập trình hệ điều hành hay lập trình viên lập trình các chip vi xử lý...
Tại sao nên sử dụng Assembly?
Tuy quá trình sử dụng Assembly yêu cầu khá nhiều các vấn đề, nhưng đây cũng là một loại ngôn ngữ có tính linh hoạt cao so với một số loại hỗ trợ khác.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn sử dụng Assembly:
Chức năng đặc quyền
Cho phép người dùng thoải mái truy cập vào mọi chức năng và tập lệnh trên hệ thống, nhằm mục đích giám sát và thực hiện các thay đổi khi có nhu cầu.
Hiển thị linh hoạt
Nhờ có lệnh VIEW mà việc hiển thị toàn màn hình được thực thi trên các ngôn ngữ.
Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng các tính năng nổi bật trên máy trạm, điển hình như màn hình rộng hay các chức năng phụ thuộc vào con trỏ trong chương trình.
Hiệu suất
Trong thực tế, các ngôn ngữ cấp cao sẽ vận hành nhanh hơn đối với dánh sách các lệnh đã qua thông dịch.
Tuy nhiên, vẫn có một vài thao tác dữ liệu hoạt động nhanh hơn trên Assembly.
Khả năng tương tác với tập lệnh
Thông qua bộ tiêu chuẩn của lệnh VIEW, bạn có thể kiểm tra các trạng thái và chờ các hoạt động không đồng bộ.
Trong đó bao gồm các hoạt động được định sẵn thời gian hay thời gian hoàn thiện trong nhiệm vụ khác.
Ưu và nhược điểm của Assembly
Ưu điểm của Assembly
- Có khả năng tối ưu hóa cao các tài nguyên.
- Dễ dàng phát hiện lỗi và sửa chữa ngay trong quy trình lắp ráp.
- Khả năng kiểm soát tốt hoạt động của phần cứng, điều mà một số ngôn ngữ bậc cao không thực hiện được.
- Nhanh chóng tối ưu mã không cần thông qua trình biên dịch.
- Tạo ra các chương trình có kích thước nhỏ, tiết kiệm diện tích cho bộ nhớ.
- Sở hữu tốc độ vận hành nhanh chóng, phù hợp để xây dựng các ứng dụng đặc biệt trong lập trình nhân và trình điều khiển phần cứng.
Nhược điểm của Assembly
Ngoài những ưu điểm mà Assembly sở hữu, nó cũng tồn tại một vài nhược điểm như:
- Mất nhiều thời gian và công sức duy trì mã.
- Bị giới hạn trong việc thiết kế thuật toán.
- Bắt buộc các lập trình viên phải có kiến thức về cấu trúc của bộ vi xử lý.
- Các lập trình viên thường xuyên gặp khó khăn khi sử dụng Assembly khi lập trình so với các ngôn ngữ bậc cao.
- Assembly sẽ linh hoạt thay đổi loại vi xử lý để chương trình hoạt động tương thích. Do đó, các lập trình viên sẽ phải tạo ra nhiều chương trình khi làm việc trên các bộ vi xử lý.