Full stack luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều Dev. Vậy vì sao nên học lập trình full stack là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm khi "theo đuổi" lập trình.
Lập trình full stack
Lập trình full stack là quá trình phát triển của phần mềm, hoặc ứng dụng web liên quan đến hoạt động trên cả phần Frontend lần Backend trong ứng dụng web.
Nó đề cập đến tập hợp đầy đủ các công nghệ, cũng như công cụ được sử dụng để tạo ra một ứng dụng web từ giao diện người dùng đến server-side logic, cơ sở dữ liệu và cấu hình máy chủ.
Nhà phát triển full stack là người sở hữu nhiều kỹ năng trong lĩnh vực phát triển web khác nhau, bao gồm các công nghệ Frontend như HTML, CSS và JavaScript, cùng với các công nghệ Backend như database, ngôn ngữ lập trình phía server và Framework web.
Nhờ đó, mang trong mình trách nhiệm tạo và duy trì toàn bộ ứng dụng web, từ việc thiết kế giao diện người dùng đến xây dựng và quản lý logic phía máy chủ, đồng thời cung cấp năng lượng cho tòn bộ quá trình vận hành của ứng dụng.
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, thì lập trình full stack ngày càng trở nên phổ biến, khi có nhiều công ty dần ưu tiên tìm kiếm các nhà phát triển có thể làm việc trên mọi khía cạnh để xây dựng nên một ứng dụng web hoàn chỉnh.
Việc sở hữu các kỹ năng cần thiết liên quan đến full stack sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong mọi công việc, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong team hơn và từ đó đem lại hiệu quả cao trong các Project được giao.
Vì sao nên học lập trình full stack?
Việc chọn học lập trình full stack mang lại khá nhiều lợi ích, một trong những lợi ích có thể kể đến:
Có cái nhìn tổng quát về lập trình
Lập trình full stack liên quan đến quá trình làm việc cùng Frontend lẫn Backend của ứng dụng web.
Thông qua đó, cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát hơn về cách các ứng dụng web hoạt động, đồng thời cho phép bạn nhìn thấy mọi khía cạnh theo hướng khách quan trong ngành lập trình.
Cộng tác tốt với các thành viên trong team
Với việc có kiến thức về cả phát triển Frontend và Backend, bạn có thể dễ dàng giao tiếp tốt hơn với các thành viên trong nhóm làm việc, cũng như trong các lĩnh vực khác của dự án.
Từ đó, giúp bạn có thể dễ dàng hợp tác với nhau và cùng nhau giải quyết mọi vấn đề gặp phải theo hướng hiệu quả nhất.
Có thêm nhiều cơ hội việc làm
Các nhà phát triển full stack đang có nhu cầu cao trên thị trường tuyển dụng ngành lập trình, đồng thời các công ty vẫn luôn không ngừng tìm kiếm các nhà lập trình có kỹ năng phát triển cả về Frontend lẫn Backend.
Tăng tính linh hoạt
Trở thành nhà phát triển full stack cho phép bạn được làm việc trên mọi khía cạnh khác nhau trong dự án.
Qua đó, giúp bạn linh hoạt hơn trong vai trò của mình và dần trở thành một người có giá trị hơn đối với nhóm.
Phát triển cá nhân
Việc chọn học lập trình full stack có thể là một thách thức, nhưng cũng có thể rất bổ ích đối với bạn.
Bằng cách chấp nhận những thử thách đó, bạn mới nhanh chóng phát triển với tư cách là một nhà lập trình tài năng và tự tin hơn với khả năng của mình.
Kiến thức quan trọng đối với full stack
Để trở thành một full stack developer, bạn cần có nhiều kỹ năng về cả phát triển web Frontend và Backend.
Những lĩnh vực kiến thức chính cần thiết đối với một nhà phát triển full stack bao gồm:
- HTML, CSS và JavaScript: Đây là những khối hỗ trợ việc xây dựng và phát triển web dành cho Frontend. Trong đó, HTML cung cấp cấu trúc cho một website, CSS cung cấp kiểu dáng và JavaScript cung cấp tính tương tác.
- Frontend Framework: Một số frontend Framework có thể kể đến như React, Vue.js hoặc Angular… có thể giúp bạn xây dựng các giao diện người dùng phức tạp và dễ dàng mở rộng khi cần.
- Ngôn ngữ lập trình phía server: Việc làm quen với các ngôn ngữ lập trình phía máy chủ như Python, Ruby hoặc Node.js… rất cần thiết khi đảm nhận các công việc liên quan đến Backend.
- Database và mô hình hóa dữ liệu: Muốn đảm nhận tốt các công việc liên quan đến full stack, bạn cần hiểu rõ về cơ sở dữ liệu SQL và NoSQL, cùng mô hình hóa dữ liệu và cấu trúc dữ liệu.
- API và dịch vụ web: Việc làm quen với API RESTful cũng như cách xây dựng và sử dụng chúng cũng sẽ hỗ trợ bạn phần nào trong các công việc của một full stack developer.
- Kiểm soát phiên bản: Kiến thức về các hệ thống kiểm soát phiên bản như Git rất quan trọng, bởi nó phục vụ cho việc quản lý mã nguồn hiệu quả.
- DevOps: Hiểu rõ cách triển khai và quản lý các ứng dụng web trong môi trường sản xuất cũng rất cần thiết.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Phát triển full stack thường bao gồm quá trình làm việc với các hệ thống phức tạp, cũng như khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn. Vì thế, bạn sẽ phải có suy nghĩ logic, biết cách chia nhỏ vấn đề và tìm cách khắc phục sự cố một cách hiệu quả.
Nhìn chung, full stack là công việc đòi hỏi nhiều loại kỹ năng hỗ trợ và điều quan trọng là bạn phải không ngừng học hỏi và mở rộng kiến thức cho bản thân. Có như vậy, mới bắt kịp các công nghệ và xu hướng mới trong lĩnh vực này.