Full Stack Developer cần học những gì?
Lập trình viên Full Stack sở hữu khả năng, ứng dụng công nghệ vào dự án một cách nhạy bén. Các doanh nghiệp lớn hiện đang rất cần nguồn nhân lực tiềm năng này.
Full Stack Developer là gì?
Full Stack Developer là người phụ trách cả front-end lẫn back-end của hệ thống. Họ vừa có khả năng tư duy logic để phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu, vừa biết ứng biến linh hoạt với CSS nhằm tối ưu hóa giao diện của website và ứng dụng di động.
Full Stack Developer cần học những gì?
Mặc dù lĩnh vực của các lập trình viên Full Stack rất rộng, yêu cầu kiến thức bao quát về Internet, CSDL, API... nhưng không nhất thiết phải thông thạo mọi công nghệ của front-end, back-end. Tuy nhiên, bạn cần linh hoạt và sở hữu những yếu tố cơ bản sau:
- Ngôn ngữ lập trình front-end, back-end bao gồm HTML5, CSS3, Javascript.
- Biết cách sử dụng công cụ quản lý code.
- Biết cách xây dựng CSDL, khởi tạo server cho sản phẩm.
- Hiểu về tên miền, hosting, server chứa source-code.
- Kỹ năng tối ưu công cụ tìm kiếm.
- Biết cách quản trị, điều hành và cài đặt web server.
Full Stack Developer cần có những tố chất gì?
- Ham học hỏi: Lượng kiến thức mà Full Stack Developer cần trau dồi nhiều hơn so với những công việc khác, vì phải chịu trách nhiệm, mọi thứ từ đầu đến cuối. Chính vì thế, cần không ngừng cập nhật và cố gắng từng ngày.
- Có trách nhiệm: Đây là người "đứng mũi chịu sào" cho cả quá trình hình thành sản phẩm. Do vậy, tinh thần trách nhiệm trong công việc cực kỳ cần thiết.
- Năng động, hoạt ngôn: Full Stack Developer phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến khách hàng, admin, đồng nghiệp... Chính vì vậy, cần hòa nhập cùng với mọi người. Ngoài ra, một vài kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết phục... cũng vô cùng cần thiết giúp hoàn thành tốt dự án.
Nếu Developer đang có mong muốn học lập trình Full Stack, thì hãy để Tự Học Lập Trình giúp bạn. Tại đây, chung tôi có cung cấp khóa học lập trình Full Stack đảm bảo chất lượng và kiến thức áp dụng 100% vào thực tiễn. Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay trong hôm nay nhé!