Trong bài viết này, Tự Học Lập Trình sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức tổng quan về 3 vị trí lập trình viên web, bao gồm Front-End, Back-End và Full Stack.
Nếu dạo quanh các trang web việc làm hoặc duyệt qua những khóa học trực tuyến, bạn có thể biết rằng lập trình web được chia nhỏ thành 3 mối quan tâm chính, đó là Front-End, Back-End, Full Stack. Nếu vẫn chưa chắc chắc về con đường mà mình sẽ chọn lựa, thì hãy tham khảo nội dung sau đây.
Lập trình viên Front-End
Lập trình viên Front-End chịu trách nhiệm cho giao diện của một trang web và kiến trúc trải nghiệm người dùng. Để thực hiện được những mục tiêu đó, họ phải tinh thông 3 ngôn ngữ chính là HTML, CSS và JavaScript. Ngoài ra, Front-End Developer cũng cần làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, AngularJS, EmberJS để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau và các thư viện như jQuery, LESS đóng gói code vào trong một hình thức giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Rất nhiều công việc dành cho lập trình viên Front-End cũng yêu cầu kinh nghiệm với Ajax, một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bằng cách dùng JavaScript để cho phép các trang load tự động và có thể tải dữ liệu máy chủ ở phần background. Họ làm việc chặt chẽ với Designer hoặc nhà phân tích trải nghiệm người dùng để biến những mockup, wireframe từ phát triển tới sản phẩm thực tế.
Lập trình viên Back-End
Back-End (phần lập trình trên server) gồm có các thành phần để xử lý thông tin từ Front-End, thường ám chỉ tới việc tương tác với DBMS (hệ quản trị dữ liệu). Một Back-End Developer sẽ luôn biết điều gì đang xảy ra để đảm bảo rằng tất cả những thành phần đang hoạt động cùng nhau như chúng cần, cũng như dữ liệu đang được lưu trữ và tổ chức theo đúng nguyên tắc.
Các kỹ năng và công cụ
Nhằm mục đích khiến cho máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu có thể giao tiếp được với nhau, Back-End Developer sử dụng các ngôn ngữ server như PHP, Ruby, Python, Java, .NET để xây dựng ứng dụng, cùng các công cụ như MySQL, Oracle, SQL Server để tìm kiếm, lưu trữ hoặc thay đổi dữ liệu và phục vụ trở lại tới người dùng trong phần Front-End.
Lập Trình Full Stack
Lập trình viên Full Stack là người có thể đảm nhận tất cả các công việc liên quan đến Server, Front-End, Back-End, UX, UI…
Các kỹ năng và công cụ
Full Stack Developer cần có những kĩ năng sau:
- Sever, mạng và hosting. Hiểu biết các yêu cầu về phần cứng, hệ điều hành, thiết lập môi trường hệ thống để triển khai ứng dụng.
- Phân tích và thiết kế CSDL, sử dụng hệ quản trị CSDL (MySQL, SQLServer, NoSQL…) và viết được các câu truy vấn.
- API/Back-End code. Sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ server-side như Ruby, Python, PHP, Java, C#… để viết các ứng dụng, dịch vụ web (web service).
- Front-End code: Biết sử dụng HTML5, CSS3, Javascript và các frameworks như Bootstrap, jQuery, AngularJS…
- UI/UX.
- Client work. Giao tiếp và lấy yêu cầu (requirement) từ khách hàng, viết ra các tài liệu kỹ thuật (technical specs, architecture documents) và documentation.
Lập trình viên Full Stack không nhất thiết phải thông thạo mọi công nghệ, nhưng họ có khả năng học và ứng dụng chúng vào dự án một cách nhanh chóng. Các công ty luôn tìm kiếm những "Super Hero" như thế này. Tuy nhiên, cơ hội tìm được họ là rất thấp.
Chương trình Chiến Binh Full Stack đang tạo nên một thế hệ lập trình viên "đỉnh" hơn bao giờ hết. Nếu bạn đam mê học lập trình, thì hãy đăng ký học ngay hôm nay nhé!