Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Full Stack mà các lập trình viên cần biết trước khi bắt đầu theo đuổi con đường này nhé!
Full Stack là gì?
Full Stack Developer (FSD) được xem như người làm công việc liên quan đến databases, servers, systems engineering và client work. Họ cũng có thể là một FSD về di động (mobile stack), web (web stack) hoặc các phần mềm (native application).
Những yếu tố Full Stack cần có
- Với lượng kiến thức nhiều gấp đôi so với Front End và Back End, thì người có đam mê trở thành Full Stack phải ham học hỏi, cập nhật kiến thức hằng ngày.
- Là người xử lý công việc cho cả một trang web của doanh nghiệp nên một FSD phải có tinh thần trách nhiệm cao. Vì họ phải nói chuyện với khách hàng để lấy yêu cầu, thiết kế giao diện, nhận phản hồi và thực hiện cho đến khi sản phẩm đó đi vào hoạt động.
- Để trở thành một Full Stack giỏi thì bạn cũng phải là người năng động và giao tiếp tốt. Vì công việc này cần trực tiếp trao đổi thường xuyên với khách hàng để làm đúng yêu cầu mà họ mong muốn.
- Có khả năng tiếng Anh thật tốt.
Các công việc của Full Stack Developer
- Máy chủ, mạng và hosting: Họ có kiến thức chuyên sâu về phần cứng, hệ điều hành, thiết lập môi trường để triển khai ứng dụng.
- Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu: Sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (MySQL, SQL Server, NoSQL…) và viết các câu lệnh truy vấn.
- API/Back End code: Sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ server-side như Ruby, Python, PHP, Java… để viết các ứng dụng và dịch vụ web (web server).
- Front End code: HTML5, CSS3, JavaScript và các frameworks như Bootstrap, jQuery, AngularJS…
- UI/UX.
- Client work: Họ có thể lấy yêu cầu (requirement) và giao tiếp với khách hàng, viết ra các tài liệu kỹ thuật và documentation.
Làm gì để trở thành Full Stack Developer?
Nếu bạn muốn trở thành Full Stack, trước hết bạn phải nắm rõ các kiến thức về lập trình Front End như các ngôn ngữ HTML, CSS3 và JavaScript. Mục tiêu cần đặt ra là có thể tạo được một trang web tĩnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ trợ thêm một số kiến thức về ngôn ngữ lập trình Back End để việc thiết kế web được trơn tru và dễ dàng hơn.
Trong quá trình phát triển thành một FSD chính hiệu, bạn cũng cần có các công cụ để quản lý code của mình. Một trong số đó là: Git, SVN, Mercury. Ngoài ra, cần học thêm cơ sở dữ liệu để có thể lưu trữ nội dung cho website.
Khi đã có sẵn nội dung cho website, bạn phải nắm bắt thêm một số kiến thức về tên miền, hosting hoặc server để chứa Source Code. Nếu website đã có server riêng (hoặc VPS), cần biết cách quản trị (bao gồm hệ điều hành, cài đặt).
Khi đã có một website tương đối hoàn chỉnh, bạn cần nghiên cứu làm thế nào để nó có thể được mọi người tìm thấy trên Google, và một số diễn đàn khác. Quá trình trên gọi là SEO (Search Engine Optimization) - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.