Full-stack developer là gì?

Full-stack developer là gì?
Full-stack có thể được xem như vị trí đích đến mà mọi developer mong muốn, khi hoạt động trong mảng IT, bởi thu nhập cao kèm theo công việc luôn được đổi mới.

Full-stack developer là gì? 

Full-stack developer hay còn được gọi là một lập trình viên toàn diện, họ có thể đảm nhận các công việc ở cả vị trí Frontend lẫn Backend trong lập trình.

Để có thể thực hiện tốt các công việc mà mình đảm nhận, Full-stack developer phải là người có kiến thức trực quan và chuyên sâu liên quan đến:

  • Frontend: Bao gồm các yếu tố liên quan đến UI/UX, Flow...
  • Backend: Trong đó có khả năng tương tác cơ sở dữ liệu, API, cấu hình máy chủ, xử lý logic...

Ngoài ra, một lập trình viên Full-stack còn phải sở hữu khả năng hiểu và viết code cho mọi thành phần có trong hệ thống. 

Chính vì thế, đây là một công việc vô cùng phức tạp và đầy những thử thách, nhưng bù lại bạn có thể trải nghiệm được hết mọi "góc khuất" trong nghề lập trình nhanh chóng nhất.

Full-stack developer là gì?

Công việc của một Full-stack developer

Theo khái niệm đã được đề cập ở trên, thì Full-stack developer phải là người có thể đảm nhận công việc ở cả vị trí Frontend lẫn Backend trong quá trình xây dựng nên một sản phẩm hoàn thiện.

Do đó, chỉ có họ mới thực sự hiểu được việc gì đang diễn ra bên trong sản phẩm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển một phần mềm / ứng dụng.

Trách nhiệm của một Full-stack developer vô cùng khó khăn và linh hoạt, những công việc họ có thể đảm nhận liên quan đến:

  • Máy chủ, mạng và Hosting.
  • Phân tích, thiết kế và quản trị database.
  • API và Backend code.
  • Frontend code.
  • Thiết kế các yếu tố liên quan đến UI/UX.
  • Các công việc phục vụ hoạt động cho phía Client.

Full-stack developer là gì?

Để trở thành Full-stack developer cần những gì?

  • Có kiến thức về phần cứng, hệ điều hành cũng như thiết lập môi trường hệ thống để triển khai ứng dụng.
  • Trang bị những kiến thức nền tảng về các ngôn ngữ phổ biến hiện nay như HTML/CSS, Java, PHP, Ruby, C#, Python... kèm theo đó cần phải hiểu rõ về khái niệm và chức năng, cấu trúc, nguyên tắc thiết kế.
  • Framework được xem như nền móng trong việc lập trình. Do đó, bạn cũng phải biết cách vận dụng điều này vào công việc, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức khi thực hiện, một trong số những Framework nổi bật hiện nay như PHP có Laravel, Python có Django hay Java thì có Spring và còn nhiều loại khác cho bạn lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng.
  • Biết cách sử dụng các công cụ quản lý code, để hỗ trợ hiệu quả cho công việc.
  • Liên tục học hỏi và cải thiện các kỹ năng mềm cho bản thân, bao gồm kỹ năng thiết kế cơ bản, kỹ thuật caching như Redis, varnish, memcached...
  • Khả năng nhạy bén và phân tích các vấn đề trong quá trình làm việc.
  • Khả năng thuyết trình và trình bày tốt.
  • Có vốn tiếng Anh cơ bản để hỗ trợ cho việc đọc - hiểu các tài liệu liên quan.
  • Khả năng quản lý thời gian và làm việc độc lập hiệu quả.

Full-stack developer là gì?

Lợi thế khi trở thành Full-stack developer

Khi trở thành một Full-stack developer, bạn sẽ nhận được những quyền lợi sau:

  • Mức thu nhập cao hấp dẫn.
  • Mang đến nhiều cơ hội việc làm ở khắp mọi nơi.
  • Giúp lập trình viên có được nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Được trải nghiệm đa dạng các công việc liên quan đến lập trình.

Full-stack developer là gì?