Bug có lẽ là một khái niệm rất quen thuộc đối với bất kỳ lập trình viên nào. Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Cho dù bạn có là lập trình viên "lão làng" đi chăng nữa, thì Bug vẫn luôn "bám dính" bạn. Việc phát triển mà không gặp phải Bug là vô cùng hiếm thấy. Vậy Bug thật sự là "nhân vật đáng sợ" nào? Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Bug là gì?
Hiểu theo cách đơn giản nhất, Bug chính là lỗi trong một chương trình máy tính hay phần mềm nào đó. Xuyên suốt quá trình viết code, các lập trình viên, từ mới vào nghề đến dày dạn kinh nghiệm, khó mà tránh khỏi việc mắc sai lầm.
Code có thể không quá rắc rối và dễ dàng được thực hiện bởi những nhà phát triển, nhưng Debug (tìm kiếm và sửa lỗi từ các Bug) mới thật sự là một con đường đầy gian khổ. Nếu không "chữa đúng bệnh" thì có khi chúng sẽ lại "sinh sản" ra một hay nhiều Bug khác nữa.
Các loại Bug điển hình trong lập trình
Bug tí hon
Ta có thể xem đây là một "chú bọ nhỏ", bởi loại Bug này có kích thước vô cùng bé so với "đồng loại" của chúng.
Nhưng để có thể đối phó và tiêu diệt nó thì lại là một điều không hề dễ dàng gì. Nó có thể làm phát sinh thêm hàng loạt compile error. Chưa dừng lại ở đó, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, thậm chí cả một ngày trời chỉ để tìm ra đoạn code có vấn đề. Tuy nhiên, chúng có thể được giải quyết nhanh chóng bởi các IDE phù hợp.
Những lỗi này xảy ra hầu hết thường là do trường hợp lập trình viên quên dấu chấm phẩy, dấu ngoặc... trong dòng lệnh.
Bug tí hon được xem là loại Bug "khó chiều" nhất trong danh sách những thứ cùng "giống loài" với chúng. Đúng như tên gọi của mình, loại Bug này có thể dễ dàng được sửa chữa, nhưng phải "dành cả thanh xuân" thì mới tìm thấy nó đấy!
Bug không tồn tại
Nghe có vẻ chẳng thuyết phục gì, nhưng loại Bug như thế này thậm chí còn không hề tồn tại. Vấn đề là các compile error cứ nhảy lung tung, xuất hiện liên tục, mặc cho bạn đã review code như thế nào đi chăng nữa. Điều này thường xảy ra khi trình biên dịch bị sai.
Vấn đề nằm ở chỗ, các lập trình viên bị báo lỗi, nhưng lại không biết chúng nằm ở đâu. Trong trường hợp này, rất có thể trình biên dịch cũ không hỗ trợ các tính năng mới đang được hiện hành.
Bug khổng lồ
Loại Bug này chỉ gặp khi những dòng code của bạn có vấn đề về cú pháp hay bị gõ sai chính tả. Đương nhiên, những Bug như thế thường bắt nguồn từ các lỗi liên quan đến thuật toán, logic hay tài nguyên. Trong đó, bao gồm việc lập trình viên sử dụng sai loại dữ liệu và sai luôn cả phạm vi truy cập.
Mỗi cú pháp sẽ được dành riêng cho một ngôn ngữ lập trình khác nhau, chúng ta cũng nên theo dõi nó thật cẩn thận. Chỉ cần xuất hiện một dấu hiệu mắc lỗi, mọi thứ còn lại cũng sẽ bị phá hỏng.
Bug ẩn thân
Bug ẩn thân sẽ không bao giờ được hiển thị trong quá trình biên dịch, ngay cả khi mắc phải các lỗi tương tự như nhau. Nó chỉ xuất hiện sau khi phần mềm đã cài đặt hoàn tất và đang sử dụng mà thôi. Lúc này, những sự cố ngoài ý muốn xảy ra, mà bạn thì chẳng thể nào biết trước được. Trong hầu hết các trường hợp, Bug ẩn thân sẽ nằm trên dạng một lỗ hổng khiến cho các phần mềm trở nên không an toàn và dễ dàng bị hack.
Bug bất ngờ
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì các Bug này thường xuất hiện một cách "bất thình lình" mà không ai có thể lường trước được. Code của bạn hoạt động rất trơn tru trong ngày hôm nay, nhưng rồi bằng cách nào đó, nó bỗng nhiên chẳng còn hoàn hảo nữa chỉ trong ngày hôm sau.
Số lượng code càng nhiều thì càng dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh. Tuy nhiên, có lúc chỉ vì cố gắng sửa 2 Bug mà 5 Bug mới lại xuất hiện đấy nhé! Nếu như các dòng code vẫn đang chạy trơn tru, tốt nhất là đừng nên "đụng chạm" đến nó.