Functional Programming là gì?

Functional Programming là gì?
Functional Programming một thuật ngữ vừa lạ vừa quen trong ngành lập trình. Bạn cũng đang tò mò về khái niệm này, vậy hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Functional Programming là gì?

Functional Programming còn được gọi là lập trình hàm hay lập trình chức năng - một phương pháp xây dựng chương trình thông qua việc thiết kế các chức năng với sự hỗ trợ của các hàm toán học mà không làm thay đổi giá trị dữ liệu.

Lập trình hàm được phát triển từ những năm 1930 hỗ trợ các công việc cho ứng dụng hàm, định nghĩa và đệ quy.

Nhờ có Functional Programming mà các khối có thể nhanh chóng được xử lý độc lập và được tái sử dụng khi cần, đồng thời mang lại sự tiện lợi khi thực hiện thay đổi Logic hay trong quá trình tìm lỗi chương trình.

Trong Functional Programming, sử dụng chủ yếu các biểu thức và khai báo thay cho quá trình thực thi câu lệnh. Do đó, giá trị đầu ra trong lập trình này thường chỉ phụ thuộc vào các tham số đã truyền cho hàm.

Khi làm việc với Functional Programming, bạn có thể sử dụng một số ngôn ngữ lập trình như F#, Haskell, Scala, Erlang...

Functional Programming là gì?

Functional Programming có đặc điểm gì?

  • Nhờ có Functional Programming mà các đoạn code xây dựng trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn rất nhiều.
  • Functional Programming hoạt động không phụ thuộc vào trạng thái của ứng dụng, nên quá trình kiểm tra và xác minh lỗi cũng vô cùng đơn giản.
  • Dữ liệu trong Functional Programming là yếu tố bất biến và không thể thay đổi.
  • Là phương pháp lập trình chú trọng nhiều vào kết quả hơn quá trình.
  • Khi làm việc với Functional Programming, các vấn đề cần giải quyết sẽ nhanh chóng được biến đổi thành những chức năng.
  • Được xây dựng dựa trên khái niệm về các hàm toán học, do đó sử dụng các biểu thức điều kiện và đệ quy để thực thi phép tính.

Functional Programming là gì?

Lợi thế và hạn chế khi sử dụng Functional Programming

Lợi thế khi sử dụng Functional Programming

  • Giúp bạn tránh được những vấn đề khó hiểu và lỗi còn tồn tại trong mã.
  • Ứng dụng xử lý song song và cùng lúc.
  • Cung cấp nhiều module tốt hơn với những đoạn mã ngắn.
  • Hỗ trợ các công việc cho nhà phát triển đạt hiệu suất tối đa.
  • Việc sử dụng các hàm lồng nhau được thực hiện thuận tiện hơn.
  • Một số cấu trúc dữ liệu hàm như Lazy Map (Bản đồ lười) hay Danh sách (List) cũng được hỗ trợ.
  • Cho phép triển khai mã nóng, cùng khả năng chịu lỗi khá tốt.
  • Quá trình kiểm thực diễn ra khá dễ dàng, đặc biệt là việc kiểm thử đơn vị và gỡ lỗi mã.
  • Cho phép điều khiển luồng chương trình bằng cách phối hợp các functions lại với nhau.
  • Một số thuật toán trong Functional Programming có thể được diễn tả một cách ngắn gọn và trong sáng, khi dùng các ngôn ngữ có hỗ trợ high order function.

Hạn chế khi sử dụng Functional Programming

  • Việc tạo ra một Pure Function đứng một mình khá đơn giản, nhưng khi kết hợp chúng vào một chương trình lớn lại gặp nhiều trở ngại.
  • Để sử dụng tốt Functional Programming, đòi hỏi bạn phải có kiến thức nâng cao và chuyên sâu trong toán học.
  • Functional Programming rất khó để theo học đối với những ai mới bắt đầu làm quen về lập trình.
  • Đòi hỏi cao ở quá trình mocking và khởi tạo môi trường.
  • Quá trình tái sử dụng mã vô cùng phức tạp và phải thường xuyên tiến hành cấu trúc lại mã.
  • Một số đối tượng có thể không đại diện chính xác cho vấn đề phải xử lý. 

Functional Programming là gì?