Bạn đang có ý định theo đuổi nghề lập trình, những chưa biết nên bắt đầu với những kiến thức nào. Vậy hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết này nhé!
Lập trình web là gì?
Lập trình web là một công việc của một nhà lập trình chuyên xây dựng và phát triển các sản phẩm liên quan đến website. Nhiệm vụ của họ là tiếp nhận thông tin từ phía bộ phận thiết kế, sau đó tiến hành chuyển đổi thành hệ thống website hoàn chỉnh, cùng với sự tương tác trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu và người dùng.
Để công việc này diễn ra một cách trơn tru và thuận lợi, các lập trình viên luôn cần đến sự hỗ trợ của những ngôn ngữ máy, cũng như các ngôn ngữ lập trình.
Lập trình viên web sẽ tạo ra các mã lệnh, sao cho máy tính có thể hiểu và thực thi những dòng lệnh đó, sau đó tạo ra một chương trình hoàn chỉnh, với đầy đủ các chức năng cần thiết đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của con người.
Nhiều người khi mới làm quen với lập trình, thường nhầm lẫn thiết kế web và lập trình web là công việc chung. Nhưng thực chất, đây là hai mảng hoàn toàn riêng biệt. Thiết kế web chỉ chuyên về phần tạo giao diện, nó là nền tảng hỗ trợ khiến cho việc lập trình web trở nên hoàn thiện hơn.
Kiến thức lập trình web cơ bản
Lập trình Front End
Font End hay còn được hiểu là phần giao diện ở mặt trước của các website, đây là nơi sẽ tiếp xúc trực tiếp với người dùng, ngay khi họ vừa truy cập vào.
Do đó, cần phải xây dựng và thiết kế nội dung ở phần này sao cho thật bắt mắt, thu hút và gây được ấn tượng với người dùng ngay lần đầu tiếp xúc.
Những người làm việc trong mảng Front End bắt buộc phải nắm vững các kiến thức liên quan đến HTML, CSS hay JavaScript và đặc biệt là về UI/UX.
Lập trình Back End
Có thể nói, Back End là một phần cấu trúc vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một website hoàn chỉnh.
Các Dev làm việc trong mảng Back End thường xuyên phải làm việc với các ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Ruby... để có thể tạo ra một trang web chất lượng, mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị.
Back End là một công việc đòi hỏi các lập trình viên phải có tư duy logic cao, cùng những khả năng phức tạp khác.
Đối với những người hoạt động trong cả mảng Front End và Back End sẽ được gọi là một FullStack.
Lập trình Database
Là phần cuối cùng trong quá trình lập trình web.
Đối với một số người, database sẽ được xác nhập làm một với Back End, còn đối với số ít còn lại, sẽ tách database và Back End thành hai phần chuyên biệt, để thuận tiện hơn trong quá trình xử lý.
Trong lập trình web, database có nhiệm vụ lưu trữ và thực hiện việc truy xuất dữ liệu.
Muốn thực hiện hiệu quả những công việc liên quan đến database, bắt buộc người thực hiện phải nắm vững các kiến thức về SQL, cùng hệ quản trị dữ liệu MySQL...
Một số ngôn ngữ thường được dùng để lập trình web
Trong lập trình web có rất nhiều các ngôn ngữ lập trình được sử dụng, nhưng chỉ có một vài ngôn ngữ có độ "phủ sóng" rộng và nhận được đông đảo sự tin dùng của các Dev.
Dưới đây là những ngôn ngữ được rất nhiều lập trình viên lựa chọn:
Ngôn ngữ PHP
Là một ngôn ngữ sử dụng mã nguồn mở, nổi tiếng với cấu trúc đơn giản, cùng mức độ ổn định cao và quan trọng hơn là tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng cho các doanh nghiệp.
Chính bởi những lý do đó, đã khiến PHP đã nổi tiếng nay lại càng phổ biến hơn trong giới lập trình viên.
Ngôn ngữ Java
Lợi thế vượt trội khi sử dụng Java so với những ngôn ngữ khác, đó là nó sẽ trực tiếp chuyển đổi mã nguồn thành dạng bytecode, chứ không phải thành mã máy.
Chính điều này đã khiến Java trở nên phổ biến khắp trên thế giới.
Ngôn ngữ C++
Được biết đến là một ngôn ngữ có tuổi đời lâu năm trên thị trường, với 30 năm "tuổi nghề". C++ là một trong những ngôn ngữ vô cùng nổi tiếng và luôn được ứng dụng trong việc lập trình web trên thế giới.
C++ là ngôn ngữ "góp mặt" trong nhiều website nổi tiếng, trong đó có cả Google Chrome, Photoshop và PDFReader.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Tự Học Lập Trình về những kiến thức cơ bản trọng lập trình web, sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được hướng đi đúng đắn và phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp của mình. Chúc bạn sẽ sớm thành công với sự lựa chọn của mình nhé!