Theo nhiều nhận định trong giới lập trình, Dart sở hữu cấu trúc khá giống với Java. Liệu điều này có thực sự như vậy, cùng tìm hiểu với Tự Học Lập Trình nhé!
Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Dart
Dart là một ngôn ngữ hướng đối tượng, sử dụng mã nguồn mở, được "ông lớn" trong ngành công nghệ là Google phát triển và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Sở hữu cấu trúc đơn giản, dễ hiểu. Tuy chỉ là một ngôn ngữ mới xuất hiện trên thị trường, nhưng Dart lại được đông đảo lập trình viên ưa chuộng.
Nếu bạn là một lập trình viên đã quá thông thạo các kiến thức về Java và JavaScript, thì việc sử dụng Dart sẽ trở nên vô cùng đơn giản và dễ dàng.
Dart thường được ứng dụng vào việc phát triển các website, mobile, desktop và cả trên môi trường IoT.
Ngôn ngữ lập trình Dart chính thức được "trình làng" vào 2007 và đã được update lên phiên bản mới nhất vào tháng 6/2017.
Tính năng nổi bật của Dart
Những tính năng nổi bật mà người dùng sẽ nhận được khi sử dụng ngôn ngữ Dart như:
- Hỗ trợ đầy đủ các keyword đặc biệt như bao ngôn ngữ lập trình khác, ngoài trừ public, protect và private. Nếu bạn muốn tạo những hàm hay những biến này, thì có thể thêm dấu "_" phía trước tên biến hay hàm đó.
- Đa phần các biến đều chứa tham chiếu.
- Sở hữu những kiểu dữ liệu chủ yếu sau:
- Chuỗi có String (UTF-16).
- Số có Int và double.
- Booleans ở thể bool và chỉ có 2 object là true và false.
- Lists có mãng là list object.
- Runes.
- Symbols chứa symbol object thể hiện cho một toán tử hay một định danh được định nghĩa sẵn trong Dart.
- Maps tượng trưng cho một object được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa keys cùng với values, cả 2 yếu tố này có thể là một kiểu object bất kỳ.
- Hàm cũng thuộc object, có thể gán hàm vào một biến và truyền nó vào parameter trong hàm khác.
- Về toàn tử có 2 dạng chính là:
- Phép toán tử số học thì có một toán tử mới là ~/ gọi là phép chia trả về phần nguyên.
- Phép toán tử so sánh thường sử dụng as tượng trưng cho ép kiểu hay is và !is để check lại các kiểu trong object.
- Ngoài ra, còn có thể toán tử cascade.. dùng biểu diễn một chuỗi tác vụ được thực hiện trên cùng object. Lưu ý, khi dùng cascade notation trong lần gọi hàm đầu tiên bắt buộc phải trả về object, nếu không sẽ bị báo lỗi.
- Thuộc ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, nên Dart hỗ trợ class-based, cùng kiểu optional và mixin-base inheritance.
- Hỗ trợ cách khai báo tương đối ngắn gọn.
- Hỗ trợ kiểu generics.
- Cung cấp Future và Stream object phục vụ cho quá trình triển khai hàm async.
Ưu điểm khi sử dụng ngôn ngữ Dart
Không đơn giản mà Dart là ngôn ngữ mới, nhưng lại được nhiều người ưa chuộng sử dụng như vậy. Đó là nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau:
- Hỗ trợ hai tính năng khá nổi bật là Just In Time - JIT và Ahead Of Time - AOT.
- Sở hữu cú pháp rõ ràng và súc tích, cùng bộ công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ.
- Có type-safe hỗ trợ hiệu quả cho việc xác định lỗi.
- Có thư viện cốt lõi, cùng hệ sinh thái đa dạng chứa khá nhiều package.
- Tối ưu trình biên dịch hiệu quả, mang lại hiệu suất, cùng khả năng khởi động nhanh chóng trên các thiết bị và web.
- Dart hỗ trợ biên dịch thành mã ARM và x86, giúp cho các ứng dụng vận hành mượt mà trên Android và iOS. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển từ mã Dart sang JavaScript, phục vụ cho ứng dụng web.
- Là lập trình hướng đối tượng nên khá quen thuộc với nhiều người dùng khi làm việc.
- Phù hợp với công việc của các lập trình viên mảng Reactive, nhờ vào những tính năng hỗ trợ như widget UI hay khả năng đồng bộ thông qua API có sử dụng đối tượng Future và Stream.