Trong lập trình, HTML, CSS và JavaScript được xem là những thành phần không thể thiếu để hình thành nên một website hoạt động ổn định và bắt mắt như hiện nay.
Tìm hiểu về HTML
HTML là gì?
HTML - HyperText Markup Language, là loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, thường được sử dụng trong các tài liệu web.
Nhưng xét về bản chất, HTML lại không được xem như một ngôn ngữ lập trình, mà nó giống như một ngôn ngữ xác định đâu là ý nghĩa, mục đích và cấu trúc của một tài liệu.
Do đó, thay vì sử dụng ngôn ngữ lập trình để thực hiện các chức năng, HTML lại dùng các thẻ để xác định các loại nội dung khác nhau, cũng như mục đích phục vụ cho trang web.
Vai trò của HTML
HTML có nhiệm vụ xây dựng cấu trúc siêu văn bản trên một website, hay khai báo các tập tin kỹ thuật số như hình ảnh, video, nhạc.
Ngoài ra, nó còn được dùng để phân chia các đoạn văn bản, heading, links, blockquotes…
Đồng thời thực hiện dễ dang các công việc sau:
- Thêm tiêu đề, định dạng văn bản, ngắt dòng điều khiển.
- Tạo danh sách, nhấn mạnh văn bản, tạo ký tự đặc biệt, chèn hình ảnh và tạo liên kết.
- Góp phần xây dựng bảng, điều khiển một số kiểu mẫu.
Tìm hiểu về CSS
CSS là gì?
CSS - Cascading Style Sheets, là ngôn ngữ định dạng được sử dụng để mô tả cách trình bày trong các trang web, bao gồm màu sắc, cách bố trí và phông chữ, giúp nội dung thể hiện được phong cách riêng cho tổng thể website.
Nhờ có CSS nên các thành phần trong HTML của website có thể hiện thị bắt mắt trên giao diện của trang.
CSS và HTML hoạt động hoàn toàn độc lập, đồng thời có thể sử dụng trên bất kỳ ngôn ngữ đánh dấu nào được xây dựng dựa trên XML.
CSS hoạt động tuân theo chuẩn chung mà W3C đưa ra.
Trong CSS được phân thành 3 phong cách chính, đó là:
- Style CSS Internal: Là style được tải lên mỗi khi trang web được refresh.
- Style CSS Inline: Ở phong cách này, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa bất kỳ yếu tố nào đó, mà không cần truy cập trực tiếp vào file CSS.
- External Style: Giúp bạn có thể tạo phong cách ở file khác áp dụng CSS vào trang bạn muốn, đồng thời cải thiện tối đa thời gian tải trang. Đặc biệt, bạn có thể ứng dụng phong cách này để tạo phong cách cho nhiều trang cùng thời điểm.
Vai trò của CSS
CSS sẽ giúp bạn xây dựng nên “bộ mặt” hoàn hảo cho một website, đồng thời cũng mang đến cho nó phần giao diện “ưa nhìn” và trông lôi cuốn hơn trong quá trình giao tiếp.
Ngoài ra, CSS còn giúp webmaster xác định được phong cách và định nghĩa nội dung web.
Thông qua đó, nhà lập trình có thể thực hiện nhanh chóng hơn các công việc sau:
- Tạo style và định dạng cho những nội dung được thể hiện dưới dạng văn bản của HTML.
- Tiết kiệm thời gian và công sức của lập trình viên nhờ khả năng điều khiển định dạng.
- Phân biệt cách hiển trị của trang web và nội dung của trang qua việc căn chỉnh bố cục, màu sắc cũng như font chữ.
Tìm hiểu về JavaScript
JavaScript là gì?
JavaScript hay còn được viết tắt là JS, đây là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến được nhiều lập trình viên sử dụng, do Brendan Eich ra mắt vào năm 1995.
Nhờ các tính năng nổi bật của mình mà hầu hết các Slideshow, Pop-up quảng cáo, cùng tính năng Autocomplete của Google đều có sự góp sức của JavaScript.
JavaScript được sử dụng nhằm mục đích biến những website tĩnh nhàm chán sang trang thái động cuốn hút, đồng thời có khả năng tạo sự tương tác, cải thiện hiệu suất máy chủ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Nhưng để thực hiện tốt những hoạt động trên, JavaScript phải cần đến sự hỗ trợ của HTML và CSS.
Vai trò của JavaScript
JavaScript còn được biết đến là một ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà phát triển web thiết kế ra các trang web có khả năng tương tác.
Nhờ có sự hỗ trợ của JavaScript, mà các công việc trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi thực hiện như:
- Bắt đầu chỉnh sửa với thư viện ảnh, nhằm mục đích tạo nên một bố cục chuyển động.
- Hỗ trợ xây dựng các trò chơi, hoạt hình 2D hoặc 3D, ứng dụng cơ sở dữ liệu toàn diện để hoàn thiện website.
- Tăng cường các hành vi người dùng và kiểm soát mặc định trình duyệt.
Vai trò của HTML, CSS và JavaScript đối với website
Trong quá trình xây dựng nên một website hoàn chỉnh, bộ 3 HTML, CSS và JavaScript sẽ đảm nhận các công việc sau:
- HTML có nhiệm vụ xây dựng nội dung, cấu trúc cơ bản trong các trang web.
- Còn CSS được sử dụng nhằm kiểm soát hiệu quả trình bày, định dạng và bố cục nội dung.
- Và cuối là JavaScript sẽ được dùng để kiểm soát hành vi của các yếu tố khác nhau trong quá trình xây dựng website.
Có thể xem HTML, CSS và JavaScript là bộ 3 kiến thức nền tảng mà mọi lập trình viên bắt buộc phải nắm vững, đặc biệt là với những ai đang có ý định theo đuổi công việc mảng Frontend.