Java và JavaScript là hai cái tên vô cùng quen thuộc trong lập trình, sở hữu nhiều điểm mạnh. Vậy liệu, dân lập trình nên chọn học Java hay JavaScript?
Tìm hiểu về Java
Java được tạo ra vào năm 1990 bởi James A. Gosling, là một ngôn ngữ độc lập và cho phép người dùng viết mã một lần nhưng lại có thể chạy mọi nơi.
Khi mới ra mắt, ngôn ngữ này thuộc quyền quản lý của Sun Microsystems Inc, nhưng sau thời gian hoạt động nó đã được mua lại bởi Oracle Corporation.
Là một ngôn ngữ khá đơn giản, nhờ đó Java giúp việc viết, biên dịch và gỡ lỗi chương trình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các chương trình, ứng dụng do Java tạo ra đều có thể được biên dịch sang các mã byte. Đồng thời, có thể được chạy trên bất kỳ máy ảo Java nào.
Cú pháp của Java tương tự như C/C++.
Tìm hiểu về JavaScript
JavaScript (JS) được tạo ra bởi sự cộng tác của Brendan Eich và Netscape, chính thức giới thiệu đến cộng đồng năm 1995.
Ban đầu khi mới phát triển, JavaScript được xem như một file script, hỗ trợ linh hoạt hơn các chức năng xử lý thông tin từ phía Client trước khi gửi về Server.
JavaScript thường được tích hợp đồng thời nhúng vào HTML, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển các website động, mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị.
JavaScript hỗ trợ chủ yếu các công việc cho phía Client, đồng thời nó có thể chạy trực tiếp trong trình duyệt web mà không cần sự hỗ trợ từ bất kỳ mã nào từ Server từ xa.
Điểm giống và khác biệt giữa Java và JavaScript
Điểm giống nhau
Mặc dù là hại ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa Java và JavaScript vẫn tồn tại một số điểm tương đồng như:
- Cả Java và JavaScript đều sử dụng cú pháp C.
- Cả hai ngôn ngữ đều được chọn ứng dụng trong các ứng dụng hoạt động phía Client.
- Trong JavaScript có một số quy ước được đặt tên dựa trên Java.
Điểm khác nhau
Song song đó, thì giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định:
- Java là dựa trên Class, còn JavaScript là động.
- Java chạy bởi cơ chế biên dịch, Javascript chạy bởi cơ chế thông dịch.
- Java có khả năng tái sử dụng code trong dự án, còn JavaScript lại không thể thực hiện điều này.
- Java có thể hoạt động độc lập, nhưng JavaScript lại cần sự hỗ trợ của HTML và CSS để tạo ra các website ở dạng động.
- Bộ nhớ trong Java nhiều hơn so với JS.
- JavaScript là một ngôn ngữ đơn giản, nên dễ dàng tìm hiểu và sử dụng so với Java.
- Nhưng Java lại dễ dàng hơn trong việc debug so với JavaScript.
- JavaScript không cần đến sự hỗ trợ của Compiler, bởi Web Browser có thể biện lại thông qua HTML, nhưng Java lại không thể thực hiện được việc này.
Nên học Java hay JavaScript?
Qua những tìm hiểu trên về hai ngôn ngữ Java và JavaScript, chắc hẳn bạn cũng đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi "Nên học Java hay JavaScript?" rồi nhỉ!
Đối với Tự Học Lập Trình thì rất khó để có thể đưa ra một câu trả lời chính xác là "Nên" hay "Không nên", bởi cả hai ngôn ngữ đều có riêng cho mình một thị phần hoạt động riêng, cũng như những đối tượng người dùng nhất định từ khi ra mắt.
Thế nên, chúng tôi chỉ đưa ra cho bạn những trường hợp nào nên sử dụng Java, còn những trường hợp nào nên dùng JavaScript, để từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra được lựa chọn thích hợp cho công việc của mình.
Nên chọn học Java khi đảm nhận các công việc:
- Phát triển các ứng dụng website.
- Phát triển game.
- Tạo ra các ứng dụng có độ bảo mật cao.
- Thiết kế các ứng dụng vận hành trên hệ điều hành Android.
- Làm việc trong lĩnh vực lập trình nhúng.
- Hỗ trợ cho đa dạng các lĩnh vực khác nhau.
Nên chọn học JavaScript khi hoạt động trong các mảng:
- Lập trình ứng dụng web và Server.
- Lập trình game.
- Lập trình Mobile App.
Tóm tại, nếu là một người học lập trình từ con số 0 thì việc chọn học Java hay JavaScript là điều không mấy quan trọng. Mà việc bạn cần làm ở đây, chính là xác định rõ mục tiêu học tập của bản thân, cũng như định hướng tương lai.
Có như vậy, mới dễ dàng xây dựng cho mình lộ trình học tập phù hợp và nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong đợi, đồng thời sớm tìm được công việc với mức thu nhập cao xứng đáng với những gì bản thân đã bỏ ra.