Lập trình web và những điều cần biết

Lập trình web và những điều cần biết
Lập trình web hiện đang là một công việc khá hot trên thị trường việc làm. Hãy cùng tìm hiểu xem đây là một công việc ra nào mà lại "nóng hổi" đến như vậy nhé!

Lập trình web là gì?

Lập trình web là những công việc liên quan đến quá trình và phát triển một chương trình, khiến nó có thể vận hành tốt trên nền tảng Internet hay thậm chí là một hệ thống mạng cục bộ.

Những người thực hiện công việc lập trình web thường được gọi là lập trình viên (hay Developer). Nhiệm vụ vụ chính của lập trình viên là tiếp nhận mọi thông tin từ bộ phận thiết kế web và biến chúng thành một hệ thống hoàn chỉnh, với sự hỗ trợ của các ngôn ngữ lập trình, cũng như quá trình tương tác với cơ sở dữ liệu.

Muốn thực hiện tốt nhất các công việc liên quan đến lập trình web, các Dev không chỉ biết về các ngôn ngữ lập trình mà còn cần phải liên tục cập nhật thêm các kiến thức về HTML và CSS, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các công việc mình đảm nhận.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này đang ngày một tăng cao và chưa hề có dấu hiệu "hạ nhiệt". Chính vì thế, ngày có các nhiều các bạn trẻ lựa chọn ngành nghề này để xây dựng và phát triển tương lai của mình. 

Lập trình web và những điều cần biết

Vai trò của lập trình web

Trong lập trình web, các lập trình viên thường hoạt động với 3 vai trò chính, là:

Frontend Developer

Công việc chủ yếu của họ là làm những công việc phục vụ cho phía Client-slide trong quá trình xây dựng nên một website hoàn chỉnh, mang đến cho người dùng phần giao diện bắt mắt và hợp lý.

Một Frontend Developer sẽ chịu trách nhiệm về việc sắp xếp bố cục, thiết kế giao diện web và cách người dùng có thể tương tác với trang.

Để thực hiện được những công việc trên, họ cần phải nắm vững các kiến thức liên quan đến HTML, CSS và JavaScript.  

Lập trình web và những điều cần biết

Backend Developer

Trái ngược với Frontend, Backend sẽ thực hiện các công việc liên quan đến phía Server-slide trong quá trình xây dựng nên một website hoàn chỉnh.

Nhờ có lập trình viên Backend mà website luôn hoạt động ổn định, mượt mà, đồng thời mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị khi truy cập.

Công việc của một Backend Developer thường liên quan đến cơ sở dữ liệu, máy chủ, mạng và lưu trữ. 

Lập trình web và những điều cần biết

FullStack Developer

Là một vị trí mà nhà lập trình bắt buộc phải thực hiện tốt các công việc liên quan đến cả Frontend lẫn Backend.

Để có thể đảm nhận những công việc ở vị trí này, đòi hỏi bạn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lập trình, liên tục cập nhật cho mình những kiến thức mới trong công nghệ và có khả năng làm việc độc lập hiệu quả.

Lập trình web và những điều cần biết

Kiến thức cần có để trở thành lập trình web

  • Biết cách sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu.
  • Nắm vững các kiến thức nền tảng về một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay, HTML/XHTML, CSS , JavaScript và jQuery.
  • Trang bị những kiến thức về lập trình, mã hóa, tập lệnh bằng một trong nhiều ngôn ngữ hoặc khuôn khổ phía máy chủ.
  • Hiểu về quy trình hoạt động trên Server và phía Client.
  • Có đủ những kiến thức để tạo ra một ứng dụng trang đơn, thông qua việc sử dụng các công cụ Frontend.

Ngoài những kiến thức quan trọng trên, bạn cũng cần nên trang bị cho mình một số các kỹ năng như:

  • Có khả năng giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng thuyết trình và trình bày dự án với mọi người.
  • Khả năng nhạy bén với các vấn đề trong công việc và giải quyết chúng theo hướng tốt nhất.
  • Có thể vừa làm việc độc lập, vừa làm việc nhóm. 

Lập trình web và những điều cần biết

Công việc của lập trình web 

Một lập trình web thường phải thực hiện những công việc cơ bản sau:

  • Xây dựng bố cục trang web, giao diện người dùng thông qua sự hỗ trợ của HTML/CSS chuẩn.
  • Tích hợp dữ liệu từ các dịch vụ và cơ sở dữ liệu Backend khác nhau.
  • Thu thập và ghi nhận các thông số kỹ thuật, dựa trên yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.
  • Xây dựng và duy trì tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm.
  • Duy trì, mở rộng và cải thiện chất lượng trang web.
  • Phối hợp cùng với những bộ phận liên quan để giải quyết xung đột, ưu tiên nhu cầu, phát triển tiêu chí nội dung hoặc chọn giải pháp.
  • Tiến hành nâng cấp website theo yêu cầu của người dùng.
  • Thực hiện tối ưu code, database để nâng cao hiệu năng, cũng như chất lượng hệ thống.
  • Liên tục cập nhật các công nghệ, kỹ thuật mới để áp dụng vào sản phẩm website, để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
  • Đảm bảo tốt tiến độ các công việc theo sự phân công của Leader.

Lập trình web và những điều cần biết