Trong quá trình lập trình, bạn luôn phải đối diện với bug. Nếu fix được các loại bug thường gặp, bạn sẽ rèn luyện khả năng tư duy và kiến thức của bản thân
Bug trong lập trình là gì?
Bug là những lỗi phần mềm trong chương trình hoặc hệ thống máy tính, khiến kết quả trả về bị sai lệch hoặc không đạt đầu ra nhưng mong đợi.
Đây chính là lỗi xuất hiện trong quá trình viết code mà bất cứ một lập trình viên nào cũng phải đối diện.
Một số nguyên nhân dẫn đến bug như:
- Các câu lệnh if / else lồng nhau quá nhiều dẫn đến việc sai sót ở các nhánh
- Đặt ra nhiều biến chưa được khai báo
- Truy xuất thuộc tính không tồn tại
- Chưa khai báo các thẻ đóng mở hợp lý
- Những phần mềm bên ngoài của khách hàng cũng có thể phát sinh bug
Các loại bug thường gặp
- Bug tí hon: Đây là loại bug tốn rất nhiều thời gian để fix vì chúng thường rất nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến loại bug này có thể do bạn quên đóng ngoặc kép, dấu chấm phẩy, thụt lề sai...
- Bug không tồn tại: Đây là loại bug rất khó xác định bởi Compile Error nhảy loạn xạ. Nguyên nhân chính là do bạn đã dùng sai hoặc trình biên dịch bị lỗi.
- Bug khủng: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bug khủng là do bạn viết sai cú pháp hoặc chính tả của dòng code.
- Bug ẩn thân: Là những lỗi không hiển thị trong quá trình code mà chỉ xuất hiện khi bạn hoàn tất và đưa phần mềm vào sử dụng thực tế. Những bug dạng này thường tạo điều kiện cho các hacker xâm nhập.
- Bug bất ngờ: Loại bug này thường đột ngột xuất hiện và báo lỗi, trong khi trước đó bạn đã test và đoạn code cực kỳ hoàn hảo. Có thể do bạn đã tự ý chỉnh sửa một chút trong đoạn code đang hoạt động tốt.
Lợi ích của việc gặp bug là gì?
Việc gặp bug trong quá trình lập trình là điều không thể tránh khỏi đối với các development.
Bug thực tế không hẳn là "lỗi", nó được đánh giá như là một tính năng giúp "mài dũa" thanh kiếm "kỹ năng" của lập trình viên.
Trong quá trình fix bug, lập trình viên có thể cảm thấy khó chịu vì mất thời gian trong việc tìm kiếm và sửa chữa. Nhưng chính vì vậy mà họ sẽ học được tính cẩn thận, chỉnh chu trong từng dòng code của mình để không phạm phải sai lầm như vậy nữa.
Ngoài rèn luyện tính cẩn thận, quá trình debug và fix bug còn giúp lập trình viên check lại toàn bộ những dòng code của mình, nhờ vậy có thể tối ưu hóa chương trình hơn.
Việc tìm kiếm và fix bug giúp lập trình viên có cơ hội ôn lại toàn bộ những kiến thức cũ và tích lũy thêm nhiều kiến thức mới.
Trong quá trình fix, bạn sẽ tự hỏi tại sao lại sai ở đây, làm sao để fix lỗi này... các câu hỏi liên tục hình thành và vô tình giúp bạn rèn luyện nâng cao tư duy bản thân.
Sau những kinh nghiệm tích lũy từ việc fix bug, bạn sẽ có khả năng tăng cường tính năng cho ứng dụng cũng như hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.