Bạn có đang tò mò về những hacker nổi tiếng trên thế giới là ai không? Nếu có, thì đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới nhé!
Jonathan James
Hoạt động dưới bí danh “c0mrade”, bị bắt khi còn trong độ tuổi vị thành niên, bởi một lần đột nhập thành công vào mạng máy tính của một số cơ quan chính phủ và doanh nghiệp.
Cuộc đời sự nghiệp của James đã từng thực hiện vụ tấn công chấn động vào mạng NASA, tải xuống các loại mã nguồn (ước tính khối lượng tài sản trị giá 1,7 triệu đô), chỉ để phục vụ mục đích tìm hiểu cơ chế hoạt động của Trạm Không gian Quốc tế.
Điều này đã khiến NASA phải đóng hệ thống hoạt động của mình trong vòng 3 tuần để khắc phục hậu quả, thiệt hại cho việc này lên đến 41.000 đô la.
Năm 2007, có nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động trên thị trường bị đánh cắp thông tin và các tín dụng của hàng triệu khách hàng. Dù đã cố gắng chứng minh ràng mình không liên quan gì đến việc này, nhưng mọi nghi vấn đều đổ dồn về phía James.
Việc này vô tình khiến ông nghĩ quẩn và đã tự vẫn vào năm 2008, để chứng minh cho sự trong sạch của mình.
Có lẻ, cuộc đời của Jonathan James khá bi kịch so với những hacker trong nghề.
Adrian Lamo
Adrian Lamo còn được biết đến với danh xưng “hacker vô gia cư”, bởi các cuộc tấn công của anh đều bắt nguồn từ các quán cafe hay thậm chí là thư viện, cùng với cuộc sống lang bạt ở khắp mọi nơi của mình.
Trong sự nghiệp “làm” nghề hacker của mình, Lamo đã thực hiện các cuộc tấn công vào hệ thống máy tính nội bộ của Bank of Amerrican, Citigroup, Yahoo!… Vào năm 2002, ông đã thực hiện một cuộc tấn công gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho tờ The New York Times.
Khác với những hacker khác, Adrian Lamo nổi tiếng là một hacker hoạt động với tính đạo đức cao, đa phần các cuộc tấn công của anh đều chỉ nhằm mục đích chỉ ra các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống cho các chuyên gian thấy.
Mặc dù vậy, nhưng hành vi xâm phạm vào hệ thống cơ sở dữ liệu khi chưa được sự chấp nhận của đơn vị chủ quản của Lamo cũng bị quy là bất hợp pháp.
Việc này đã khiến anh bị kết án tù treo và chịu mức tiền phạt gần 65.000USD.
Albert Gonzalez
Nhắc tới Albert Gonzalez, người ta sẽ nghĩ ngay đến những vụ đánh cắp ATM, cũng như các loại thẻ tín dụng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Chỉ vỏn vẹn tầm 3 năm ngắn ngủi, nhưng Gonzalez và nhóm tội phạm của mình đã thực hiện nhiều phi vụ, đánh cắp cũng như bán lại hơn 170 triệu thẻ tín dụng, ATM.
Để có thể thực hiện phi vụ khủng này, Albert Gonzalez đã nhờ đến sự hỗ trợ của ký thuật SQL Injection, nhằm tạo ra các Backdoor trên hệ thống và tiến hành trộm dữ liệu thẻ tín dụng từ mạng nội bộ trong công ty.
Khi bị bắt, cảnh sát đã thu hồi được 1,6 triệu USD tiền mặt, bao gồm 1,1 triệu USD được giấu trong nhà của bố mẹ Gonzalez và lãnh mức án 20 năm tù vào năm 2010.
Kevin Poulsen
Hoạt động dưới bí danh Dark Dante, Kevin Poulsen được xem như một thần đồng công nghệ khi bắt đầu sự nghiệp hacker của mình khi chỉ mới 17 tuổi.
Trong khi bạn bè đồng trang lứa còn đang đến trường, Poulsen đã trở nên nổi tiếng sau một phi vụ ngoạn mục của đài phát thanh KIIS tại Los Angeles, để mang về nhà một chiếc xe hơi Porsche đời mới.
Trong khoảng thời gian làm nghề hacker của Kevin Poulsen, ông đã thực hiện nhiều vụ tấn công vào các mạng lưới khác nhau phục vụ cho công cuộc rửa tiền, gian lận email, máy tính và cản trở công lý.
Cuộc đời hacker của Poulsen chấm dứt khi ông thực hiện vụ tấn công vào một cơ sở dữ liệu của Liên bang, chính thức bị bắt vào năm 1994 với 7 tội danh, cùng án phạt 51 tháng tù và 56.000 đô la tiền phạt.
Sau khi kết thúc thời gian thi hành án, Kevin Poulsen đã trở thành nhà báo chuyên về mục bảo mật của tờ Wired News.
Loyd Blankenship
Là một hacker sinh năm 1965, hoạt động dưới bí danh The Mentor - Người cố vấn và thường xuyên tham gia vào các công việc hacker từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Loyd Blankenship cũng từng là thành viên trong các nhóm tin tặc khét tiếng, bao gồm cả Legion of Doom - LOD.
Ngoài ra, ông còn là tác giả của bài viết “Mentor's Last Words” sau khi phải trả giá về những hành vi xấu của mình vào năm 1986.
Nội dung bài viết không chỉ đề cập đến tâm lý, động cơ, thế giới quan của hacker, mà đây còn được coi như nền tảng của văn hóa hack cho đến tận ngày hôm nay.
Trong sự nghiệp hoạt động của Loyd Blankenship, có hai khoảng thời gian “cao trào”, chính là:
- 1989, Blankenship được công ty trò chơi Steve Jackson Games tuyển dụng để phát triển GURPS Cyberpunk - một bộ công cụ, quy tắc dành cho game nhập vai.
- 1990, Sở Mật vụ Mỹ lục soát nhà riêng của Blankenship, tịch thu bộ quy tắc với lý do đó là "cẩm nang hướng dẫn phạm tội máy tính". Ngay từ thời điểm đó, Blankenship cũng đã ngừng các hoạt động tin tặc và vinh dự trở thành trưởng bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm của hãng phần mềm bảo mật McAfee.