Lập trình mạng là một kiến thức khá rộng lớn và bao quát, nhưng trong bài viết này Tự Học Lập Trình sẽ tóm gọn chúng lại để tiện cho việc theo dõi của bạn.
Lập trình mạng là gì?
Lập trình mạng thường sẽ là trách nhiệm của các lập trình viên, họ sẽ sử dụng các đoạn mã code phục vụ cho quá trình phát triển các phần mềm trong mạng lưới của hệ thống doanh nghiệp, có thể là những chương trình ứng dụng quản trị như kế toán hay nhân sự cho đến các ứng dụng giải trí như game show, điều khiển...
Lập trình mạng được xây dựng dựa trên mô hình kiến thức mạng truyền thông kết hợp cùng mô hình lập trình mang và ngôn ngữ sử dụng để lập trình mạng.
Đây là những yếu tố cốt lõi, giúp nhân viên lập trình mạng thực hiện tốt các công việc liên quan mà mình đảm nhận.
Trong đó:
- Kiến thức truyền thông mạng bao gồm cách sử dụng và khai thác các kiến thức mạng Mobile, PSTN hay hệ thống GPS.
- Mô hình lập trình mạng gồm có các kiến thức liên quan vê cách xây dựng hệ thống mạng, kiến thức về cơ sở dữ liệu và mô hình xây dựng chương trình ứng dụng mạng.
- Ngôn ngữ lập trình mạng là yếu tố quan trọng giúp chương trình bạn khi hoàn thiện sẽ vận hành ổn định hơn. Tùy theo từng mục đích sử dụng mà nhà lập trình lựa chọn cho mình một loại ngôn ngữ phù hợp.
Ngôn ngữ lập trình mạng
Đa phần các ngôn ngữ lập trình đều có thể sử dụng trong lập trình mạng. Mặc dù vậy, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể thực hiện tối ưu và tốt nhất mọi việc.
Quan trọng hơn, với mỗi ngôn ngữ sẽ được hỗ trợ từ một thư viện API ở các cấp độ khác nhau.
Chính vì thế, khi lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong việc lập trình mạng, nhà lập trình cần xem xét đến các yếu tố như thói quen sử dụng ngôn ngữ, ứng dụng mạng và cả hệ điều hành hoạt động.
Hiện nay, các nhà lập trình mạng thường sử dụng những ngôn ngữ lập trình sau:
- Ngôn ngữ Assembly.
- Ngôn ngữ lập trình C/C++.
- Ngôn ngữ lập trình Delphi, Visual Basic và Visual C++.
- Ngôn ngữ lập trình Java.
- Ngôn ngữ lập trình JavaScript.
- Ngôn ngữ .NET và ASP.
Trong khoảng thời gian trước, .NET và Java là 2 trong số những ngôn ngữ được ưu tiên sử dụng trong lập trình mạng.
Những kiến thức cần thiết khi lập trình mạng
Hiện nay, lập trình mạng là một công việc có sự phát triển khá nhanh chóng và cần nhiều nguồn nhận lực để có thể tại ra các chương trình vận hành tốt trên những nền tảng đó.
Để trở thành một lập trình viên mạng, người học cần trang bị cho mình các kiến thức liên quan đến hệ thống mạng, bao gồm:
Mạng cục bộ - LAN
Đây là tập hợp các thiết bị được kết nối tại một vị trí, chẳng hạn như tòa nhà, văn phòng hoặc nhà riêng.
Một mạng LAN có thể nhỏ hoặc lớn, tùy theo từng mục đích sử dụng của người dùng, có thể là mạng gia đình với một người dùng đến mạng doanh nghiệp với hàng nghìn người dùng và thiết bị.
Mạng LAN không dây - WLAN
Thường được dùng để thay thế cho mạng LAN, tại những khu vực có tòa nhà cao tầng hay những nơi không thể đi đường dây.
Mạng này sử dụng chủ yếu là tần số vô tuyến để truyền và nhận dữ liệu qua mạng, hạn chế việc sử dụng dây gây nguy hiểm cho con người.
Mạng diện rộng - WAN
Là một tập hợp bao gồm nhiều mạng LAN hoặc các mạng khác giao tiếp với nhau.
Vè cơ bản, mạng WAN là một mạng của các mạng. Internet là một ví dụ cho mạng WAN lớn nhất thế giới.
Mạng riêng ảo - VPN
Đây là một kết nối mạng Internet được mã hóa giữa thiết bị người dùng và mạng.
Việc mã hóa kết nối nhằm đảm bảo cho các dữ liệu nhạy cảm được truyền đi an toàn.
Mạng khu vực đô thị - MAN
Là hệ thống mạng phục vụ tại các thành phố, khuôn viên trường đại học hay một vùng địa lý nhỏ.
Mạng MAN có diện tích hoạt động lớn hơn LAN.
Mạng cá nhân - PAN
Phục vụ chủ yếu cho việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị đơn với nhau, ví dụ như máy tính hay điện thoại.
Đặc biệt, mạng này còn có khả năng phát tín hiệu liên kết trong một khu vực nhỏ để truyền dữ liệu tới thiết bị đích, thông qua thiết bị định tuyến Internet.