Biết rõ về các cấp độ lập trình viên sẽ giúp bạn xây dựng được lộ trình phát triển phù hợp, nhanh chóng đạt được mục tiêu nghề nghiệp đề ra.
Hiện nay, nghề lập trình viên được chi thành 5 cấp độ chủ yếu, đó là:
Fresher Developer
Fresher là những người chỉ mới vừa hoàn tất khóa học lập trình trên lý thuyết, chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong nghề.
Khi có cơ hội tham gia vào các dự án cũng chỉ để quan sát và học hỏi kinh nghiệm, chứ không được tham gia vào viết code, nếu có viết code thì cũng không được đưa vào sử dụng trực tiếp.
Trong trường hợp, code được đưa vào sử dụng trong dự án, cũng chỉ để phục vụ cho mục đích review hay sẽ được giám sát chặt bởi các lập trình có nhiều năm kinh nghiệm.
Công việc mà Fresher có thể đảm nhận chỉ có thể là thực hiện khắc phục một số lỗi nhỏ còn tồn tại trong chương trình, tiến hành thay đổi cấu hình dự án theo sự chỉ đạo hay thay đổi cấu hình thông báo theo yêu cầu.
Các công việc của một Fresher đa phần cũng chỉ để họ tập làm quen với ngôn ngữ lập trình, cùng một số công cụ hỗ trợ khác.
Junior Developer
Ở vị trí này, lập trình viên đã có thời gian thực chiến từ 6 tháng đến 1 năm rưỡi trong nghề.
Muốn làm việc ở vị trí Junior, bắt buộc bạn phải thực hiện code được một số tính năng nhỏ. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của những người có kinh nghiệm trong nghề.
Những người đã "ngoi" lên được vị trí này trong lập trình, chắc hẳn bạn cũng phải là người có tinh thần làm việc rất tốt, nhưng đôi khi cũng không biết nên thực hiện công việc như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một Junior Developer thường đảm nhận các công việc liên quan đến một số tính năng nhỏ trong quá trình xây dựng website, đồng thời nó phải không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động trong hệ thống, điển hình như:
- Trang đăng nhập / đăng ký.
- Cắt giao diện.
- Code trang quản lý thêm, sửa, xóa, liệt kê các nội dung có trong trang.
Senior Developer
Những người đảm nhận vị trí này thường có từ 4 đến 10 năm kinh nghiệm trong nghề, nắm rõ về toàn bộ vòng đời của ứng dụng và có thể tạo ra được những ứng dụng phức tạp.
Đa phần, đích đến trong mọi công việc đều hướng đến vị trí một quản lý cấp cao.
Dù vậy, ở trong nghề lập trình nếu bạn không muốn trở thành "người cầm đầu" và đi phân công nhiệm vụ cho mọi người, thì Senior Developer chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn đấy!
Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, thì Senior Developer sẽ là một vị trí "đặc địa", giúp bạn nhanh chóng đạt được những vị trí cao hơn trong nghề.
Để có thể thực hiện tốt những công việc ở vị trí này, bạn phải là người am hiểu sâu sắc về các kiến thức nâng cao trong nghề, tiêu biểu như về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng (queues, caching...). Đồng thời, họ cũng là người có thể làm việc hiệu quả với hầu hết các phần có trong ứng dụng.
Mid-level Manager
Vị trí quản lý luôn là niềm ao ước của rất nhiều người trong mọi công việc, chứ không riêng gì trong lĩnh vực lập trình.
Mid-level Manager được chi thành hai mảng chính, đó là:
- Project Manager: Để đảm nhận vị trí này, bạn phải là một người có niềm đam mê theo dõi luồng công việc và có mối quan tâm về những chi tiết.
- Product Manager: Muốn thực hiện công việc này, bạn phải là người tò mò về các tính năng và quá trình cải tiến sản phẩm, thì mới mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Để có thể đảm nhận tốt các công việc ở vị trí Mid-level Manager, đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng mềm tốt, đặc biệt là khả năng giao tiếp và kết nối mối quan hệ giữa các thành viên trong team.
Trách nhiệm chính của những người làm ở vị trí Mid-level Manager, thường sẽ phải chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ, cũng như hiệu quả công việc cho Senior Leader.
Senior Leader
Để đảm nhận được công việc ở vị trí này, bạn phải là người có kinh nghiệm dày dặn trong nghề lập trình, kèm theo đó là những kỹ năng bổ trợ quan trọng khác.
Khi đã "ngoi" lên được tới vị trí Senior Leader, bạn có cơ hội thực hiện đa dạng các công việc hơn, điển hình như:
- Thiết kế UI/UX.
- Thực hiện đàm phán công việc trực tiếp với khách hàng.
- Có khả năng phân tịc nghiệp vụ của các thành viên trong team.
- Tiến hành viết code, review code, đảm bảo tạo ra những dòng code "sạch", đồng thời xây dựng kiến trúc cho toàn bộ code.
- Tiến hành Automation test.
- Đảm nhận được cả công việc DevOps.
- Đảm bảo chương trình luôn được bảo mật an toàn.
- Xây dựng quy trình làm việc cho các thành viên trong team.
Ngoài những công việc trên, bạn còn phải thực hiện tốt những công việc như:
- Quản lý dự án thực hiện, đảm bảo tiến độ công việc luôn hoàn thành đúng hạn deadline.
- Đưa ra những giải pháp công nghệ phù hợp đối với những bài toán khó trong quá trình làm việc.
- Hỗ trợ các công việc cho các vị trí Middle, Junior, Fresher hoàn thành đúng tiến độ.