Bạn mong muốn trở thành một professional developer, nhưng chưa biết nên chuẩn bị những kỹ năng gì. Vậy thì hãy tham khảo nội dung của bài viết bên dưới nhé!
Professional developer được xem là một chuyên gia trong lĩnh vực lập trình, họ là những người đã đạt đến "cảnh giới" cao nhất trong nghề, cũng như có thời gian và kinh nghiệm làm việc lâu năm, thực hiện nhiều Project lớn - nhỏ khác nhau và đúc kết cho bản thân khá nhiều kinh nghiệm để cho ra một sản phẩm đạt chuẩn chất lượng.
Muốn trở thành một professional không phải là điều đơn giản, đặc biệt trong lĩnh vực lập trình việc này lại càng khó khăn hơn rất nhiều, cần đánh đổi rất nhiều thời gian, công sức của mình để thực hiện ước mơ này.
Nếu cũng đang mong muốn trở thành một professional developer, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cụ thể như:
Học cách Research
Công nghệ không ngừng thay đổi, do đó, lập trình là một công việc luôn luôn phát sinh ra những kiến thức mới mỗi ngày, thậm chí là từng giờ, từng phút.
Thế nên, để rút ngắn “con đường” trở thành professional developer, bạn cần biết cách Research nhanh chóng và chính xác những xu hướng công nghệ mới “ra đời” trên thế giới.
Ở đây, Google đóng vai trò như mô công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực, giúp bạn có thể nhanh chóng tìm được những kiến thức mới mà mình đang có nhu cầu.
Bạn chỉ cần lựa chọn đúng loại keyword và gõ nó trên Google, ngay lập tức công cụ này sẽ trả về cho bạn hàng triệu kết quả, lúc này bạn thoải mái lựa chọn cho mình loại nội dung mà mình cần.
Nâng cao khả năng Debug
Trong sự nghiệp của mỗi lập trình viên, khi viết các đoạn mã code mà không xuất hiện bug là điều khó tránh khỏi.
Thế nên, để có thể mang đến cho người dùng những chương trình chất lượng, cũng như được công nhận là một professional developer, bắt buộc bạn phải rèn luyện cho mình khả năng tìm bug, fix bug.
Không những vậy, đòi hỏi bạn phải là một cao thủ trong việc xử lý bug và khiến những bug đó không thể lọt qua những business flow thông thường được.
Muốn thực hiện được việc này, bạn phải luôn “tự lực cánh sinh” mỗi khi phát hiện bug, đừng vội nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, nếu không thì chẳng bao giờ thực hiện được ước mơ của mình đâu!
Không ngừng vá lỗ hổng kiến thức cho bản thân
Muốn không bị “đào thải” và cơ cơ hội chạm tay được đến ước mơ trở thành professional developer, chính bản thân các Dev phải không ngừng trau dồi những kiến thức mới, đồng thời “lấp đầy” những lổ hổng kiến thức trong quá trình làm việc.
Dù bạn có là người mới theo đuổi nghề lập trình hay đã làm việc lâu năm, thì việc gặp sai lầm trong quá trình thực hiện là điều rất khó tránh khỏi.
Nhưng thay vì chán nản và bỏ cuộc, bạn nên tìm cách khắc phục chúng, cũng như biết cách “đứng lên” từ những sai lầm đó.
Đặc biệt, phải luôn biết rằng công nghệ luôn là lĩnh vực không ngừng phát triển và thay đổi.
Muốn trụ vững và trở thành “chuyên gia” trong nghề, bạn phải không ngừng nổ lực, đồng thời trau dồi cho bản thân những kiến thức mà mình còn thiếu sót để có thêm nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
Tăng chất lượng các mã mình tạo ra
Việc tạo ra những mã mạnh mẽ, rõ ràng không tự nhiên mà có đối với một lập trình viên, mà nó cần trải qua thời gian dài rèn luyện.
Một mã code “sạch” là mã phải thể hiện sự đơn giản, chỉn chu, đồng thời khiến người khác cũng dễ dàng đọc được và tập trung chủ yếu vào con người.
Các chương trình được xây dựng dựa trên các mã code sạch sẽ khiến chúng dễ dàng nâng cấp và bảo trì về sau này. Ngoài ra, việc thực hiện cải tiến thêm các tính năng mới cũng thuận tiện hơn rất nhiều.
Không những thế, việc tạo ra những đoạn mã tối ưu sẽ khiến bạn được đánh giá cao về độ chuyên nghiệp, cùng khả năng chuyên môn trong nghề của mình.
Khả năng làm việc độc lập và teamwork hiệu quả
Trong lập trình, có đôi lúc bạn cần sự phối hợp giữa các thành viên trong team để có thể đưa ra phương án thực hiện Project tốt nhất. Cũng đôi khi phải “tự kỷ” một mình để nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân và kịp tiến độ hoàn thiện dự án.
Thế nên, một professional developer cần phải biết lúc nào nên phối hợp với các thành viên trong team, lúc nào phải làm việc một mình, nhằm đảm bảo tiến độ cũng như hiệu suất thực hiện.
Kỹ năng quản lý thời gian
Ngoài những kỹ năng trên, thì ở một professional developer cần phải có khả năng dự tính thời gian hoàn thành dự án, cũng như đảm bảo rằng thời gian thực hiện diễn ra đúng tiến độ đã định.
Có như vậy, bạn mới nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm và có cơ hội thực hiện được những dự án lớn.