Tài liệu FSD là gì?
Tài liệu FSD một thuật ngữ khá mới mẻ với nhiều người. Vậy tài liệu FSD có nghĩa là gì và nó được dùng vào mục đích gì?
Tài liệu FSD là gì?
FSD (Functional Specification Document) là tài liệu mô tả chức năng, nó được xây dựng nhằm mục đích cung cấp bản phác thảo cách sử dụng web hay ứng dụng hoạt động trên các thiết bị di động hoặc trong hệ thống phần mềm.
Loại tài liệu này sẽ cung cấp tổng thể các bước hoàn thiện chức năng, cũng như quy trình thực hiện từng mục.
Về cơ bản, FSD đóng vai trò như một cuốn sách hướng dẫn sử dụng hay bản thiết kế, giúp người thực hiện hiểu rõ cách thức hoạt động trong một chương trình nào đó, hoặc các hành động và hành vi dự kiến của một thiết bị. Điều này cũng góp phần giúp bạn tạo ra một sản phẩm đúng như mong muốn của người dùng.
Nhờ đó, FSD góp phần định hướng toàn bộ quá trình thực hiện dự án, đồng thời giúp tất cả thành viên trong team biết được công việc cụ thể mình gồm những gì.
Tài liệu FSD được tạo ra bởi ai?
FSD sẽ được tạo ra khi triển khai một dự án mới, đây là sự nỗ lực hợp tác giữa nhóm phát triển cùng nhóm thiết kế UI/UX.
Để tạo ra được một tài liệu FSD hoàn chỉnh, cần trải qua nhiều lần:
- Trưởng nhóm phát triển đưa ra các thông số kỹ thuật ban đầu trong dự án, thông qua đó dễ dàng tính toán chi tiết từng yếu tố và biết được số giờ nhất định tạo ra nó.
- Cung cấp bản trình bày trực quan về những đặc điểm, cũng như luồng người dùng, nhóm UI/UX phát triển các Wireframes ban đầu và các mô tả nhấp được.
- Những chức năng và tính năng trong dữ liệu đề xuất phải tuân thủ và phù hợp với các thiết kế được phê duyệt. Trưởng nhóm phát triển sẽ là người đánh giá và kiểm tra quyết định điều này.
- Việc hoàn thành tài liệu FSD trở nên quan trọng khi nó được giao cho khách hàng.
- Khi có phản hồi cũng như xác nhận phía khách hàng, các mốc thời gian quan trọng đã ghi trong tài liệu sẽ được ấn định cho từng giai đoạn phát triển.
Trong tài liệu FSD có những gì?
Với mỗi công ty, loại hình hay quy mô dự án và yêu cầu của khách hàng mà nội dung trong FSD sẽ có sự khác nhau.
Nhưng nhìn chung, trong một bản tài liệu FSD thường sẽ có những mục sau:
- Tên và công việc cụ thể của những bên liên quan, người thực hiện dự án.
- Mục phê duyệt chứa tất cả các tính năng đã cung cấp cho khách hàng và các bên liên quan khác.
- Dự án và phạm vi thể hiện qua bản tóm tắt các yêu cầu, những đặc điểm kỹ thuật, những mục quan trọng như vấn đề và giải pháp.
- Rủi ro và giả định bao gồm những thứ có thể tác động trực tiếp đến việc thiết kế chức năng trong sản phẩm.
- Trường hợp sử dụng sẽ được thể hiện qua các tình huống người dùng gặp phải và cách sản phẩm của bạn giúp họ giải quyết vấn đề đó.
- Thông số kỹ thuật yêu cầu chứa các tính năng mà sản phẩm cần phải có để cải thiện trải nghiệm người dùng, giúp giải quyết các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng quan về các giải pháp.
- Cấu hình hệ thống.
- Thông số kỹ thuật phi chức năng trình bày chi tiết các đặc điểm chung của một hệ thống.
- Báo cáo lỗi và xử lý ngoại lệ.
- Hệ thống tiếp nhận - phân phối - xử lý - theo dõi - quản lý các yêu cầu của khách hàng.
Lợi ích của tài liệu FSD
Khi ứng dụng tài liệu FSD trong quá trình thực hiện các công việc, bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
- Giảm thiểu rủi ro, bởi bạn chỉ cần thực hiện mọi việc theo đúng kế hoạch đã đưa ra trong tài liệu.
- Tăng khả năng giao tiếp, trành tình trạng "Design by committee". Đồng thời, loại bỏ những giả định cá nhân đối với các tính năng sản phẩm, giúp bạn có thể tạo ra tính năng tối ưu giải quyết các vấn đề thực sự của người dùng.
- Thông qua FSD, vai trò cũng như nhiệm vụ của các bên liên quan, và từng người tham gia dự án sẽ được xác định cụ thể nhờ đó giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả thực hiện dự án.
- Tránh tình trạng xây dựng các tính năng phức tạp, không mang lại lợi ích gì trong ứng dụng, cũng như ngăn chặn việc thay đổi thiết kế mà bạn không mong muốn.