Máy tính là một thiết bị thông minh, hỗ trợ rất nhiều việc cho con người trong cuộc sống ngày nay.
Ngày nay, máy tính, laptop là những dụng cụ được sử dụng phổ biến, gắn liền với công việc và cuộc sống của con người. Hãy cùng tìm hiểu một số kiến thức về máy tính trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của máy tính
Phần cứng
Phần cứng máy tính hay Hardware là những bộ phận mà ta có thể nhìn, cầm, sờ thấy được như các linh kiện máy tính, màn hình, chuột, bàn phím, RAM, CPU,… Dưới đây là những kiến thức về các phần cứng cơ bản và quan trọng nhất mà bạn nên biết:
- Bộ nhớ RAM: là một phần cứng rất quan trọng và là một trong những điều cơ bản nhất về máy tính mà bạn phải biết. Chúng có nhiệm vụ tạo ra một không gian nhớ tạm thời để thuận tiện cho máy tính khi hoạt động. Một chiếc máy tính thường có RAM từ 2 – 4GB, hay 8GB - 16GB hoặc là cao hơn.
- CPU - Bộ xử lý trung tâm: đây là một phần cứng có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc của máy. Thực chất CPU là chỉ là một tấm mạch nhỏ nhưng nhiệm vụ của nó rất quan trọng, đó là xử lý các dữ liệu/tác vụ của máy tính và nó còn là trung tâm điều khiển các thiết bị đầu vào, đầu ra của máy tính.
- Ổ đĩa cứng (HDD): Ổ đĩa cứng là bộ nhớ lưu trữ chính ở trên máy tính. Chúng có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và tất cả các dữ liệu mà người dùng đã tạo ra. Thông thường, một ổ đĩa cứng có dung lượng là 500GB hoặc 1.000GB (1 TB) và cũng có thể hơn.
- Ổ đĩa quang (CD, DVD): Nếu bạn muốn máy tính đọc được CD hay DVD thì máy tính đó cần phải có ổ đĩa quang. Phần lớn máy tính case hoặc máy tính xách tay đều có trang bị ổ đĩa quang. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ổ đĩa quang đã dần trở nên không còn cần thiết nữa.
- Bộ nguồn (Power Supply Unit – PSU): Bộ nguồn có chức năng là cung cấp điện năng đến toàn bộ các linh kiện máy tính để có thể chạy và đảm bảo sự ổn định của máy. tính. Khi nguồn máy tính hoạt động không tốt, không thể cung cấp đủ công suất sẽ khiến cho hệ thống máy tính mất ổn định và các thiết bị máy có thể giảm tuổi thọ thậm chí là hư hỏng.
- Màn hình máy tính: Màn hình máy tính là nơi để con người và máy tính giao tiếp với nhau.
- Bàn phím: cũng giống như màn hình, bàn phím đóng vai trò là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính, cho phép con người nhập các dữ liệu vào máy.
- Chuột: Được người dùng sử dụng để giao tiếp, điều khiển và ra các lệnh cho máy tính.
- Thùng máy: là một hộp làm bằng kim loại, nó chứa các bo mạch chủ cùng rất nhiều thiết bị, linh kiện của máy tính.
Phần mềm
Phần mềm hay còn được gọi là Software là một tập hợp các hướng dẫn cho phép người dùng tương tác với máy tính, phần cứng hoặc thực hiện các tác vụ. Ví dụ như: phần mềm trình duyệt Internet, chương trình Excel, Word, các ứng dụng trò chơi điện tử trên máy… Phần mềm gồm có 3 loại là:
- Phần mềm ứng dụng: Là những phần mềm được sử dụng trực tiếp trên hệ thống máy tính để thực hiện các chức năng phục vụ cho mục đích khác nhau như giải trí, học tập, làm việc…
- Phần mềm hệ thống: Là những phần mềm giúp quản lý các hoạt động của phần cứng máy tính, cung cấp các chức năng cơ bản cho mục đích người dùng hoặc sự ổn định của phần mềm ứng dụng: Hệ điều hành, trình điều khiển thiết bị, tiện ích .
- Phần mềm độc hại: Là những phần mềm đen chứa các virus gây hại và phá hỏng máy tính.
Lợi ích của máy tính trong cuộc sống
Sự xuất hiện của máy tính từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với con người và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc sống của chúng ta. Nó thúc đẩy cho nền kinh tế các nước phát triểm một cách nhanh chóng trong thời đại công nghệ thông tin 4.0.
Với tốc độ xử lý công việc cao đem lại hiệu quả về nhiều mặt từ kinh tế ch đến xã hội. Giúp tạo ra các trang web, các phần mềm, các trò chơi điện tử,… một cách nhanh chóng, làm thỏa mãn các yêu cầu con người đặt ra.
Máy tính còn có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc từ đơn giản đến phức tạp với độ chính xác lên đến 100% mà không hề mệt mỏi. Đặc biệt, chúng có khả năng lưu trữ thông tin cực lớn trong bộ nhớ, và ta có thể lấy các thông tin đó ra một cách dễ dàng khi cần dùng trong công việc.
Tác hại của việc sử dụng máy tính
Bên cạnh những lợi ích mà máy tính mang lại, cũng có những tác hại và hạn chế cần phải cải thiện để tránh một số bệnh như:
- Tăng nguy cơ béo phì và gây ảnh hưởng tới xương khi phải ngồi và làm việc quá lâu trên máy tính.
- Tổn thương tới mắt doử dụng máy tính quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, làm căng thẳng và mệt mỏi cho đôi mắt .
- Gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe .
- Tác động tiêu cực tới tư duy, việc sử dụng máy tính quá nhiều sẽ khiến chúng ta trở nên lười biếng, ỷ lại không muốn động não và sử dụng tư duy để giải quyết các công việc.
- Đặc biệt là các rủi ro đến từ việc sử dụng Internet trên máy tính như bạo lực mạng, thông tin không chính thống, trang web đen…