Không phải tất cả Developer đều sở hữu trình độ như nhau, để trở một người có thực lực, họ sẽ phải trải qua thời gian khổ luyện dài. Vậy các cấp bậc đó là gì?
Có một thực tế mà nhiều lập trình viên không muốn đối mặt, đó là những giai đoạn thăng trầm của ngành này. Kiếm được công việc như mong muốn đã khó, để phát triển đúng hướng càng vất vả hơn. Chính vì vậy, Tự Học Lập Trình sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về các cấp bậc Developer, mang đến cho bạn thông tin cần thiết cũng như chuẩn bị định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Junior Developer (lập trình viên sơ cấp)
Điều kiện bắt buộc
- Sở hữu 0-3 năm kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Có khả năng viết script đơn giản.
- Hiểu biết sơ bộ về toàn bộ vòng đời, cơ sở dữ liệu, dịch vụ của ứng dụng.
Tính chất nghề nghiệp
Junior Developer thường thiếu kinh nghiệm, cho dù họ thông minh, lanh lợi cũng dễ nản lòng khi code, gặp phải tình huống hóc búa. Do vậy, nắm vững kiến thức về các software design pattern được xem như kinh nghiệm tích lũy có giá trị cao nhất.
Senior Developer (lập trình viên lâu năm)
Điều kiện bắt buộc
- Có 4-10 năm kinh nghiệm.
- Thường xuyên viết ứng dụng phức tạp.
- Hiểu biết sâu sắc về cơ sở dữ liệu, vòng đời, dịch vụ của phần mềm.
- Làm việc thông thạo trên nhiều nền tảng khác nhau.
Tính chất nghề nghiệp
Lập trình viên lâu năm sẽ hội tụ đủ khả năng xây dựng ứng dụng quy mô hoàn thiện. Vị trí này cũng được xem như bước đệm giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Một khi đã hiểu tường tận về công nghệ, Developer hoàn toàn có bí quyết trở thành người sáng lập hoặc CTO của công ty khởi nghiệp.
Lead Developer hay Architect
Điều kiện bắt buộc
- Sở hữu 7-10 năm kinh nghiệm.
- Có khả năng lãnh đạo.
- Thông thạo kỹ năng cơ bản của Senior Developer.
Tính chất nghề nghiệp
- Lead Developer: Giữ vai trò chuyển tiếp vào một chức vụ quản lý cấp trung.
- Architect: Có công việc như kỹ thuật thuần túy.
Quản lý cấp trung (Mid-level Manager)
Chức danh này thường bao gồm những từ như Manager, Dicrector... là cấp trên của các Developer, có quyền tuyển dụng, sa thải. Công việc chính là báo cáo thông tin với Senior Leader và giải quyết xung đột.
Quản lý cấp cao (Senior Leader)
Đây là vị trí VP, CTO, CEO của đơn vị, là sếp của quản lý cấp trung, có quyền thay đổi nhân sự dưới quyền.
Họ thường báo cáo công việc với một Senior Leader, ban giám đốc. Nhiệm vụ chính thường là đưa ra quyết định cao cấp và truyền cảm hứng.