Lập trình hướng đối tượng là một trong những kỹ thuật vô cùng quan trọng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Lập trình hướng đối tượng là gì?
Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming) được xem như kỹ thuật lập trình cho phép Developer tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa những đối tượng thực tế trong cuộc sống.
4 tính chất của lập trình hướng đối tượng
Tính đóng gói (Encapsulation)
Đây là tính chất không cho phép người dùng tác động trực tiếp đến dữ liệu bên trong Object, mà phải thông qua các phương thức nó cung cấp và luôn đảm bảo tính toàn vẹn của mọi đối tượng.
Ngoài ra, tính đóng gói còn giúp che giấu một số thông tin chi tiết về cài đặt nội bộ để bên ngoài không thể nhìn thấy.
Tính kế thừa (Inheritance)
Tính kế thừa cho phép xây dựng một lớp mới dựa trên những định nghĩa đã có. Hiểu đơn giản như lớp cha có thể chia sẽ dữ liệu, phương thức cho lớp con. Tại đây, chúng không phải định nghĩa lại, ngoài ra có thể mở rộng các thành phần kế thừa, bổ sung thêm những hình thức mới. Đây là tính chất giúp con người tránh việc code lặp lại, dư thừa mà chỉ xử lý công việc tương tự.
Tính đa hình (Polymorphism)
Đa hình là khái niệm của hai hoặc nhiều lớp sở hữu vô số phương thức giống nhau, nhưng lại thực thi theo các cách thức hoàn toàn khác biệt. Do vậy, tính chất này thể hiện một hành động được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau và chứa đựng đa phần sức mạnh của lập trình hướng đối tượng.
Tính trừu tượng (Abstraction)
Đây là tính chất chỉ tập trung vào cốt lõi của đối tượng, bỏ qua những thứ không liên quan, kém quan trọng. Đối với lập trình hướng đối tượng, tính trừu tượng có nghĩa chọn ra các thuộc tính và phương thức giúp ích trong quá trình giải quyết bài toán.