Lập trình là ngành nghề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Vậy, sau khi học xong nó bạn có thể làm những công việc gì?
Lập trình viên là làm gì?
Developer sẽ là người tham gia vào việc xây dựng, thiết kế, tạo ra những chương trình, phần mềm mới. Họ sử dụng các ngôn ngữ chuyên môn, công cụ máy tính của ngành công nghệ thông tin, để tạo ra nhiều ứng dụng mới phục vụ cho con người, trong thời cuộc sống hiện nay.
Đặc biệt, Developer được xem như vị "bác sĩ" công nghệ, nhằm kiểm tra, sửa lỗi, nâng cấp, tăng tính năng trên chương trình đó, giúp nó hoạt động chuyên nghiệp hơn.
Ngôn ngữ của lập trình có rất nhiều loại như Java, C++, Visual Basic.net, PHP....
Mô tả công việc của lập trình viên
Đây là người có khả năng tạo ra những tiện ích bằng công cụ máy tính, ngôn ngữ chuyên biệt. Với mục đích cải tiến, thay đổi phần mềm, mà chúng ta thường hay sử dụng hằng ngày. Để hoàn thành được công việc, thì họ phải tạo ra một bản thiết kế trước, tên là "framework".
Trong bản kế hoạch này, chứa rất nhiều công đoạn thực hiện nhau. Cho nên, mỗi Developer phải chịu trách nhiệm cho một mảng riêng và ghép thành sản phẩm hoàn thiện, chỉnh chu sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, dù ở chuyên ngành nào, thì người làm lập trình có 4 giai đoạn cơ bản là:
- Xây dựng thiết kế các application.
- Kiểm tra, sửa chữa, cập nhật.
- Thiết lập chức năng về xử lý, giải quyết vấn đề.
- Tìm hiểu, phát triển những công nghệ hiện đại và tiên tiến.
Ngày nay, toàn bộ sản phẩm kỹ thuật mà chúng ta sử dụng, đều là thành quả của các Developer sáng tạo. Vì vậy, công việc của họ có ảnh hưởng lớn cho xã hội đang đi lên theo hướng công nghiệp hóa.
Một số công việc của lập trình viên
- Software Engineer: Phù hợp với coder đa năng, truyền thống.
- Data Scientist: Thích hợp cho những người có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
- FrontEnd Developer: Dành cho đối tượng có niềm đam mê sáng tạo, thích thực hiện hóa ý tưởng.
- BackEnd Developer: Đòi hỏi coder sở hữu kỹ năng tổ hợp tốt.
- FullStack Developer: Người này thực hiện toàn bộ quá trình, xây dựng website hoàn thiện.
- Mobile Developer: Phù hợp cho ai yêu thích ứng dụng di động.
- UI/UX Designer: Đối với người quan tâm đến trải nghiệm cho người dùng, thì đây hẳn là một vị trí hoàn toàn phù hợp.
- Product Manager: Nếu sở hữu kỹ năng lãnh đạo, khả năng đọc mã code, hãy đừng ngần ngại theo đuổi nó.
- Database Developer: Công việc này đòi hỏi bạn có tất cả đáp án và tạo ra các kho dữ liệu khổng lồ.
- Vị trí trong DevOps: Tính chất ngành nghề yêu cầu coder nhanh nhẹn, thích làm việc với quy trình vận hành.