Java và JavaScript có cái tên khá tương đồng nhau, nhưng thực chất chúng lại là hai ngôn ngữ hoàn toàn riêng biệt, hỗ trợ một mảng công việc nhất định.
Tìm hiểu về Java
Java là ngôn ngữ lập trình được James Gosling phát minh và được phát triển bởi tập đoàn Sun Microsystems, nhưng hiện nay ngôn ngữ này thuộc quyền quản lý của Oracle.
Mặc dù đã được tạo ra vào năm 1991, nhưng mãi cho đến năm 1995 Java mới được giới thiệu rộng rãi đến đông đảo người dùng.
Java là một ngôn ngữ kiểu tĩnh, hỗ trợ chủ yếu các công việc theo lập trình hướng đối tượng.
Hầu hết các mã sử dụng trong Java đều sẽ được biên dịch thành bytecode trước khi tiến hành thực thi, sau khi trải qua thời gian biên dịch các mã này sẽ không thể đọc được.
Mọi hoạt động liên quan đến Java đều sẽ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của máy ảo Java - JVM, nhờ đó nên ngôn ngữ này thực hiện các công việc khá linh động.
Java thường được ứng dụng trong các công việc cụ thể như:
- Phân tích Big Data.
- Ứng dụng khoa học máy tính.
- Các phần mềm doanh nghiệp.
- Lập trình các thiết bị phần cứng.
- Xây dựng các ứng dụng vận hành trên Android.
- Phát triển công nghệ phía máy chủ, phổ biến với Apache, JBoss, GlassFish…
Tìm hiểu về JavaScript
JavaScript được tạo ra bởi nhà phát triển tên Brendan Eich tại Netscape, hoạt động như một ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng.
Ban đầu, ngôn ngữ này được gọi với cái tên LiveScript nhưng theo dòng sự kiện nổi bật của Java, nó đã được đổi tên thành JavaScript và phát triển mạnh mẽ đến hôm nay.
Trái ngược với Java, JavaScript hoạt động như một ngôn ngữ thông dịch, nên các mã sẽ lưu trữ dưới dạng một văn bản thuần túy và được thông dịch ngay trong thời gian thực mà không cần trải qua quá trình biên dịch.
Các website được xây dựng dựa trên JavaScript có khả năng tương tác khá tốt.
Đồng thời, hoạt động tuân thủ các quy tắc lập trình phía Server, nên khi chương trình vận hành trên trình duyệt của người dùng không cần bất kỳ tài nguyên hỗ trợ nào từ máy chủ web.
Nhờ những đặc điểm nổi bật mang lại cho người dùng, JavaScript thường được lựa chọn sử dụng trong các công việc như:
- Công nghệ Backend liên quan đến Node.js.
- Phát triển ứng dụng Single Page Application.
- Công nghệ Frontend phổ biến như jQuery, Vue.js, ReactJS, Angular…
- Ứng dụng di động với sự hỗ trợ của React Native, PhoneGap…
Java và JavaScript có gì khác nhau?
Dựa trên những gì đã tìm hiểu về Java và JavaScript ở trên, chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này, cụ thể như:
- Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy, còn JavaScript lại là một ngôn ngữ kịch bản dựa trên đối tượng.
- Ngôn ngữ Java hoạt động hoàn toàn độc lập, còn JavaScript cần phải được tích hợp vào một chương trình HTML mới có thể thực thi.
- Java hoạt động với kiểu gõ mạnh, nên người dùng phải quyết định kiểu dữ liệu của biến trước khi khai báo và sử dụng nó. Còn JavaScript lại là ngôn ngữ sử dụng kiểu gõ tĩnh, khi sử dụng người dùng không cần quá lo lắng về kiểu dữ liệu của biến trước và sau khi khai báo.
- Các chương trình được xây dựng dựa trên Java cần được biên dịch trước khi thực thi, còn với JavaScript thì cần phải tích hợp vào chương trình HTML để thực thi.
- Trình duyệt web không phải là yếu tố bắt buộc khi chạy chương trình Java, còn với các chương trình JavaScript thì trình duyệt web lại là yếu tố quan trọng.
- Khi phát triển chương trình Java đòi hỏi sự hỗ trợ của bộ nhớ có dung lượng lớn, còn với JavaScript thì không.
- Các chương trình được tạo ra bởi Java thường được lưu với phần mở rộng là .java, còn JavaScript sẽ là .js.
- Các chương trình Java được lưu trên Server dưới dạng các mã Byte, còn với JavaScript thì dưới dạng văn bản Source.
- Với Java, chỉ cần sử dụng Multi-threading là người dùng dễ dàng thực hiện các tác vụ phức tạp. Còn trong JavaScript không cho phép người dùng thực hiện các tác vụ phức tạp.
Nên chọn học Java hay JavaScript?
Cả Java và JavaScript đều mang đến cho người dùng những điểm nổi bật riêng khi sử dụng, thế nên rất khó để đưa ra quyết định rõ ràng là nên chọn học Java hay JavaScript.
Bạn chỉ có thể chọn học Java hoặc JavaScript dựa trên những công việc mà bạn mong muốn thực hiện trong tương lai, cùng như hỗ trợ cho các công việc đang đảm nhận ở hiện tại.
Khi chọn học Java bạn sẽ nhận được quyền lợi như:
- Sở hữu cho mình những kiến thức về một ngôn ngữ lập trình đa năng.
- Dễ dàng tạo ra được các ứng dụng vận hành trên máy tính để bàn.
- Hỗ trợ các công việc liên quan đến xây dựng và phát triển một số ứng dụng vận hành trên Android.
- Hỗ trợ làm việc trên các ứng dụng phần mềm doanh nghiệp lớn.
Còn khi chọn học JavaScript, bạn sẽ có thể:
- Thiết kế giao diện người dùng trên các ứng dụng web một cách bắt mắt.
- Dễ dàng tiếp thu được các kiến thức liên quan, bởi nó sở hữu cú pháp đơn giản.
- Xây dựng Mobile App với sự trợ giúp của jQuery Mobile, PhoneGap, Cordova, Sencha…
- Thực hiện được các công việc liên quan đến Frontend lẫn Backend khi tạo ra các ứng dụng web.